ASEAN tìm giải pháp bảo vệ trẻ em khỏi bắt nạt ở trường học và môi trường mạng
Tăng cường hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc tiếp ... |
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Theo thống kê của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), thế giới hiện có 4,1 tỉ người sử dụng Internet, trong đó 1/3 là ... |
Tạo môi trường phù hợp cho sự phát triển toàn diện của trẻ
Hội nghị trực tuyến về bắt nạt trẻ em tại trường học và trên môi trường mạng trong ASEAN là hoạt động do Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và UNICEF tổ chức.
Dự án này thuộc khuôn khổ Kế hoạch công tác giai đoạn 2016-2020 của Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC) trong bối cảnh ngày càng gia tăng nguy cơ trẻ em bị bắt nạt tại trường và trên mạng.
Hội nghị trực tuyến về bắt nạt trẻ em tại trường học và trên môi trường mạng trong ASEAN. |
Cuộc họp được tổ chức trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm thành lập Ủy ban bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC). ACWC được thành lập vào ngày 7/4/2010 tại Hà Nội, Việt Nam, nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16.
Cuộc họp có sự tham dự của đại diện Ủy ban thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em trong ASEAN (ACWC) của các nước thành viên ASEAN, đại diện của cơ quan chuyên ngành ASEAN trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, thông tin và truyền thông, Ban Thư ký ASEAN, các cơ quan chuyên ngành liên quan của ASEAN, đại diện Văn phòng UNICEF tại các nước thành viên ASEAN, các tổ chức quốc tế và các đối tác khác của ASEAN.
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà; ông Marcoluigi Corsi, Phó Giám đốc Văn phòng UNICEF khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, đại diện của các bộ, ngành, hội, hiệp hội, trường đại học, học viện, cơ quan Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế tại Việt Nam đã tham dự tại điểm cầu Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà phát biểu khai mạc buổi lễ. (Ảnh: Giáp Tống) |
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, các đối tác phát triển, các nhà tài trợ, các cơ quan chuyên ngành của ASEAN, các tổ chức phi chính phủ và dân sự đã dành sự hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật và tài chính cho các hoạt động về thúc đẩy quyền của trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em khỏi bị bắt nạt tại trường và trên môi trường mạng nói riêng.
Đồng thời, bà Nguyễn Thị Hà đề nghị tăng cường hợp tác giữa ACWC và các cơ quan chuyên ngành khác trong ASEAN, giữa các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới, hướng tới chấm dứt tình trạng trẻ em bị bắt nạt, bạo lực tại trường học và trên môi trường mạng, tạo môi trường phù hợp cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi về tình hình bắt nạt trẻ em tại trường học và trên môi trường mạng hiện nay trên thế giới nói chung và tại các nước thành viên ASEAN nói riêng.
Đồng thời, các đại biểu cũng chia sẻ và trao đổi về các điển hình tốt và đề xuất một số khuyến nghị đối với các cơ quan chuyên ngành ASEAN có liên quan để giải quyết vấn đề này.
Giải pháp để chấm dứt tình trạng bắt nạt trẻ em
Theo một báo cáo mới đây, một phần ba thanh thiếu niên ở 30 quốc gia cho biết đã từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng. Ở Việt Nam, một khảo sát mới đây cho thấy, 21% các em được hỏi từng bị bắt nạt trên mạng.
Phát biểu tại hội thảo trực tuyến, em Nabila - đại diện trẻ em đến từ Indonesia -cho rằng, việc bị bắt nạt sẽ dẫn đến tình trạng trẻ em rơi vào tình trạng đau khổ, không muốn đi học nữa và sẽ cảm thấy trường học không còn là nơi an toàn. Từ đó, các chính phủ phải tạo được môi trường an toàn đối với trẻ em.
Theo Nabila, việc bắt nạt trên mạng thường xuất hiện một cách có chủ ý và thường sẽ có tính nặc danh. Việc bắt nạt trên mạng lan truyền rất nhanh với nhiều hình thức tinh vi và nguy hiểm điều đó làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý trẻ em.
Em Phạm Đào Hồng Ngọc đến từ TP Bắc Kạn tham gia đóng góp ý kiến. |
Về giải pháp để chấm dứt tình trạng bắt nạt trẻ em ở trường học và trên Internet, em Nabila đề xuất: "Trẻ em không chỉ học những môn học trên lớp mà cần phải có những chuyến đi, sự kiện kết nối với trẻ em xung quanh và xây dựng những định hướng, ưu tiên cụ thể đối với việc bảo vệ trẻ em khỏi sự bắt nạt. Nhà trường cũng phải có những giải pháp, tuyên truyền, giáo dục và xử lý những hành vi bắt nạt".
Về phía đại diện trẻ em Việt Nam, em Phạm Đào Hồng Ngọc đến từ TP Bắc Kạn cho rằng, việc trẻ em bị bắt nạt ở trường học xảy ra theo nhiều cách khác nhau như: Đánh nhau, tẩy chay, quấy rối, xúc phạm bằng lời nói… Bắt nạt trên mạng đang là vấn đề đáng báo động và những người trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết vấn đề này.
Theo em Phạm Đào Hồng Ngọc, trẻ em và người lớn cần trang bị những kỹ năng và kiến thức và chia sẻ cho bạn bè, người lớn về vấn đề này. Ngoài ra, trẻ em cần thông báo cho thầy cô, gia đình về những mối đe dọa và những hành vi bắt nạt. Về phía thầy cô, nhà trường và gia đình cần trang bị những kiến thức để xử lý hiệu quả, nhằm ngăn chặn, giảm bớt những ảnh hưởng của bắt nạt đối với trẻ em.
Bạo hành trẻ em gia tăng tại nhiều nước trong thời kỳ đại dịch COVID-19 Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, vấn đề bạo lực đối trẻ em vốn đã tồn tại trước đó đã trở nên càng trầm trọng ... |
Ra mắt mô hình Phòng chống bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em tại Bảo Lộc, Lâm Đồng Mới đây tại thôn Nau Sri, xã Lộc Nga, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng ... |