Ấn Độ xua đuổi tàu khảo sát Trung Quốc tiếp cận vùng đặc quyền kinh tế
Ông Trump không cử đại diện dự phiên luận tội Tổng thống |
Tiếp tục diễn ra biểu tình ở Hong Kong |
Khủng bố IS nhận trách nhiệm vụ tấn công bằng dao trên cầu London |
Tàu Trung Quốc bị Hải quân Ấn Độ xua đuổi (Ảnh: Abhijit Singh - twitter) |
Ngay sau đó Hải Quân Ấn Độ đã điều một chiến hạm đến nơi, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Ấn Độ. Sau khi bị cảnh cáo, chiếc Shi Yan 1 của Trung Quốc đã di chuyển về hướng khác, rất có thể là về Trung Quốc.
Thông tin trên trang Indiatoday cho hay, cách đây vài tuần tàu Shi Yan 1 của Trung Quốc bị Hải quân Ấn Độ phát hiện đang tiến hành khảo sát gần cảng Blair trong vùng lãnh hải của Ấn Độ mà chưa được sự cho phép.
Tàu khảo sát của Trung Quốc có thể được Bắc Kinh gửi đến để dọ thám các hoạt động của Ấn Độ tại vùng biển quanh các đảo thuộc Ấn Độ, nơi New Delhi quan sát chặt chẽ giao thông hàng hải tại khu vực Ấn Độ Dương và Đông Nam Á.
Đô đốc Hải quân Ấn Độ Karambir Singh tuyên bố: "Bất cứ ai hoạt động trong khu vực của chúng tôi, họ phải thông báo trước với chúng tôi".
Về mặt kỹ thuật, đây là một chiếc tàu dân sự. Tuy nhiên các thiết bị hiện đại của chiếc tàu này có thể được sử dụng để thu thập thông tin hữu ích cho quân đội Trung Quốc như bản đồ đáy biển, chữ ký cũng như âm thanh của tàu ngầm.Theo thông tin trên Reuter, tàu Shi Yan 1 được chế tạo tại Quảng Châu, Trung Quốc vào năm 2009, có thân tàu tương tự như chiếc du thuyền hai thân catamaran. Nó có chiều dài 60 mét, chiều rộng 26 mét và trọng lượng gần 700 tấn. Chiếc tàu này có thể sử dụng nhiên liệu hoạt động được trong vòng 40 ngày và có thể di chuyển tới 8000 hải lý mỗi lần chạy.
Gần đây, các phi cơ giám sát biển P-81 của Hải Quân Ấn Độ đã phát hiện bảy chiến hạm Trung Quốc hoạt động bên trong cũng như xung quanh khu vực Ấn Độ Dương, và còn chụp được ảnh chiếc tàu đổ bộ Xian-32 của Trung Quốc.
Phía Bắc Kinh cho rằng các tàu hải quân của họ xuất hiện trên vùng biển của Ấn Độ chỉ nhằm mục đích theo dõi và thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển trong khu vực.
Tuy nhiên, phía Ấn Độ đã phản bác và cho rằng việc Trung Quốc sử dụng các chiến hạm với tàu ngầm nguyên tử hộ tống để chống hải tặc là vô lý.