Ấn Độ và Trung Quốc đồng ý ngừng gửi quân đến biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya
Một nhân viên của Lực lượng Cảnh sát dư bị Trung ương Ấn Độ (CRPF) đứng gác tại một trạm kiểm soát dọc theo đường cao tốc dẫn đến Ladakh, tại Gagangeer thuộc quận Ganderbal của Kashmir. Ảnh: Reuters |
Báo chí nước ngoài đưa tin đồng loạt về việc các quan chức quân sự cấp cao của cả hai nước đã gặp nhau ngày 22 tháng 9 vừa qua và trao đổi ý kiến về khu vực biên giới đang tranh chấp tại Himalaya ở Ladakh, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian cho biết vào hôm nay.
Trong một tuyên bố chung, cả hai bên nhất trí tăng cường liên lạc trên thực địa để tránh những hiểu lầm hoặc hành động "có thể làm phức tạp thêm tình hình".
Tuy nhiên, tuyên bố trên không đề cập đến bất kỳ thay đổi nào trong đàm phán về việc giải tán quân đội hai nước đã triển khai tại đây, theo như trang aljazeera đưa tin.
Trước khi có thỏa thuận trên, căng thẳng giữa hai cường quốc đã kéo dài bất chấp nhiều nỗ lực nhằm tìm ra giải pháp ngoại giao, quân sự và chính trị, bao gồm các cuộc đàm phán diễn ra nhiều lần ở Moscow trong tháng này.
Căng thẳng gia tăng tại biên giới thuộc dãy Himalaya bắt đầu kể từ cuộc đụng độ đẫm máu giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc xảy ra vào tháng 6, các nỗ lực hạ nhiệt sau vụ bạo lực dường như đang chững lại cho đến thời điểm này.
Ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong vụ việc và được coi là cuộc xung đột biên giới đẫm máu nhất với Trung Quốc trong hơn 40 năm qua. Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận bất kỳ thương vong nào từ cuộc đụng độ đó.
Sau đó Trung Quốc và Ấn Độ đã thiết lập hàng loạt cuộc họp giữa các quan chức quân sự hàng đầu của hai nước, đồng thời hai bên kêu gọi binh lính và người dân hai nước bình tĩnh. Tuy nhiên vào đầu tháng 9, cả New Delhi và Bắc Kinh đều cáo buộc lẫn nhau vượt biên trái phép vào lãnh thổ của họ, dẫn đến một cuộc công kích mới của hai bên trên các lĩnh vực.
Căng thẳng gia tăng hơn khi Trung Quốc và Ấn Độ cáo buộc quân đội của nhau đã bắn cảnh cáo qua biên giới Trung-Ấn, được cho là những tiếng súng nổ đầu tiên trong hơn 4 thập kỷ qua. Cả hai bên đều đổ lỗi cho bên kia vi phạm các thỏa thuận song phương và thực hiện các hành động "khiêu khích", theo như hãng CNN đưa tin.
Ấn Độ và Trung Quốc có chung đường biên giới dài 3.500 km (2.100 dặm) qua dãy Himalaya. Ảnh: AP |
Hai nước láng giềng châu Á cũng là cường quốc hạt nhân này đều cùng chia sẻ đường biên giới dài 3.500 km (2.100 dặm) qua dãy Himalaya, nơi không dễ dàng gì để thiết lập một nền hòa bình lâu dài kể từ khi hai nước ký hiệp định đình chiến sau chiến tranh năm 1962 do cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tại đây.
Hai quốc gia đông dân nhất thế giới đã bị sa vào một cuộc tranh chấp biên giới chưa dứt kể từ tháng 4 năm nay, khi binh lính hai bên giao tranh tại một số điểm trên khu vực biên giới miền núi của họ.
Tranh chấp gần đây nhất là xung quanh Pangong Tso, một hồ nước có vị trí chiến lược cao hơn mực nước biển khoảng 14.000 feet (4.200 mét) kéo dài từ một khu vực trải dài trong vùng lãnh thổ Ladakh của Ấn Độ đến Tây Tạng là vùng do Trung Quốc kiểm soát, trong khu vực Kashmir vốn là nơi nơi cả Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan đều coi là lãnh thổ.
Năm 1996, hai quốc gia này đã ký một thỏa thuận trong đó quy định rằng không bên nào được phép nổ súng trong vòng 2 km (1,24 dặm) từ LAC để "ngăn chặn các hoạt động quân sự nguy hiểm."
Tuy nhiên kể từ đó, trên thực tế hàng nghìn binh sĩ đã được triển khai ở cả hai bên biên giới, tại nơi được gọi là Đường kiểm soát thực tế (LAC) do hai bên đưa ra, làm dấy lên lo ngại từ phía các chuyên gia về những căng thẳng có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh không chủ ý giữa hai quốc gia này.
Những “điểm nghẽn” trong đàm phán biên giới trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc Mặc dù lãnh đạo cấp cao của hai bên đã thỏa thuận chủ trương và nguyên tắc, tuy nhiên gần 10 năm, nếu chỉ tính ... |
Đại sứ quán Mỹ gửi thư tri ân y bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức Đại sứ quán Mỹ vừa gửi Thư cảm ơn các bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức về sự tận tâm chăm sóc, ... |
Trung Quốc và Ấn Độ đồng ý giảm căng thẳng, nhanh chóng rút quân Ấn Độ và Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố chung về tranh chấp biên giới đang diễn ra trên dãy Himalaya, trong đó ... |