Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
17:58 | 16/09/2020 GMT+7

Những “điểm nghẽn” trong đàm phán biên giới trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc

aa
Mặc dù lãnh đạo cấp cao của hai bên đã thỏa thuận chủ trương và nguyên tắc, tuy nhiên gần 10 năm, nếu chỉ tính từ năm 2011, diễn đàn đàm phán về các vấn đề trên biển giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc vẫn chưa đạt được kết quả cụ thể nào. Vậy tiến trình đàm phán này đang gặp phải những trở ngại gì?
Việt Nam – Trung Quốc đàm phán về vịnh Bắc Bộ và hợp tác phát triển trên biển Việt Nam – Trung Quốc đàm phán về vịnh Bắc Bộ và hợp tác phát triển trên biển

Bộ Ngoại giao vừa thông tin về cuộc đàm phán Việt - Trung về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và hợp tác cùng ...

Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận bắn tên lửa ở Biển Đông Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận bắn tên lửa ở Biển Đông

Quan điểm nhất quán của Việt Nam là mọi hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà ...

Kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới Việt Nam - Trung Quốc Kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Việt Nam – Trung Quốc sẽ kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới và 10 năm triển khai các văn kiện pháp lý ...

Chỉ riêng góc độ pháp lý, chúng tôi cho rằng có khá nhiều nội dung mà hai bên khó có thể thống nhất được một sớm một chiều, do nhiều nguyên nhân, xuất phát từ chủ trương chiến lược, sách lược đàm phán khác nhau; thậm chí cả đến những cách giải thích và áp dụng các qui định của Luật pháp và Thực tiễn quốc tế, nhất là UNCLOS1982…

Xin được chia sẻ một số nội dung pháp lý có thể đã và sẽ là trở ngại cho tiến trình đàm phán cũng như việc xử lý trên thực tế.

Hoạch định ranh giới vùng chồng lấn ở ngoài cửa vịnh Bắc Bộ

Các quốc gia ven biển nằm đối diện hay kế cận nhau, khi xác định phạm vi các cùng biển và thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và tùy theo khoảng cách bờ biển của các nước nằm đối diện hay kế cận nhau đã tạo ra vùng nội thủy chồng lấn, vùng lãnh hải chồng lấn, vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn và vùng thềm lục địa chồng lấn.

Mỗi khi chưa được các bên liên quan tiến hành đàm phán hoạch định ranh giới rõ ràng các vùng chồng lấn này thì đó là tình trạng tranh chấp biển cần giải quyết giữa các quốc gia ven biển có liên quan. Loại tranh chấp này có nguyên nhân xuất phát từ việc giải thích và áp dụng các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

4507 vbb 1541684937722964096036

Vùng biển Vịnh Bắc Bộ (ảnh: Google map)

Để giải quyết loại tranh chấp này, các quốc gia ven biển cần tiến hành đàm phán để phân định ranh giới các vùng chồng lấn đó theo các nguyên tắc đã được Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 quy định.

Khi đàm phán hoạch định các bên cần tuân thủ nguyên tắc công bằng; nghĩa là các bên phải thống nhất một giải pháp công bằng cho tất các bên liên quan. Thông thường các bên liên quan hay các cơ quan tài phán có thể sử dụng các phương pháp hoạch định khác nhau tùy theo sự thỏa thuận có tính đến những đặc điểm, điều kiện cụ thể…

Phổ biến và thông dụng nhất là phương pháp trung tuyến hay trung tuyến có điều chỉnh mà việc xác lập phải tuân theo những công thức tính toán đo đạc do các chuyên gia chuyên ngành bản đồ thực hiện.

Trong khi các bên đang đàm phán hoạch định vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa chồng lấn, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 không quy định dùng Trung tuyến làm ranh giới tạm thời để phân chia quyền hạn và trách nhiệm của các bên liên quan.

Các bên khi tiến hành bất kỳ hoạt động nào trong vùng chồng lấn đều phải có sự thỏa thuận của các bên liên quan. Tuy nhiên, trong vùng lãnh hải chồng lấn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 lại quy định:

“Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại.”

Đây là điều đã có sự nhầm lẫn khi xử lý một số tình huống xẩy ra trong vùng chồng lấn ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ có liên quan đến hoạt động của một số dàn khoan Trung Quốc ở cái gọi là “Trung tuyến giả định”.

Trong khi đàm phán hoạch định vùng chồng lấn, nếu chưa thống nhất được phương án cuối cùng, các bên có thể sử dụng giải pháp tạm thời có tính thực tiễn: “khai thác chung” vùng chồng lấn (joint-development of overlapping area). Nhưng chỉ áp dụng giải pháp này cho vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn. Trong vùng lãnh hải chồng lấn không áp dụng giải pháp tạm thời này mà chỉ có quy định liên quan đến vai trò của Trung tuyến như đã nêu ở trên.

Về vấn đề này, nên phân biệt giữa nội dung giải pháp tạm thời “hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn” theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 với chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” do Trung Quốc đề xướng và theo đuổi từ trước đến nay.

4502 viet nam trung quoc dam phan ve vung bien ngoai cua vinh bac bo 1

Đoàn lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam sang tàu Cảnh sát biển Trung Quốc tham dự hội đàm tổng kết chuyến kiểm tra liên hợp nghề cá Việt Nam-Trung Quốc năm 2019.

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 quy định rất rõ, nếu 2 bên chưa thể đi đến thống nhất việc phân định đường biên giới cuối cùng có thể tính đến việc áp dụng giải pháp tạm thời có tính thực tiễn nói trên. Các giải pháp tạm thời không làm ảnh hưởng đến kết quả đàm phán hoạch định cuối cùng.

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn chủ trương “chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác” và yêu sách “đường lưỡi bò” chiếm khoảng 90% diện tích Biển Đông phải được công nhận là yêu sách dùng làm ranh giới của “vùng chồng lấn” để “khai thác chung”.

Nếu chấp nhận đòi hỏi vô lối này có nghĩa là Trung Quốc bước đầu đã thành công trong việc “biến không thành có”, biến “vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp” và từ đó, họ sẽ tiến tới khống chế và độc chiếm Biên Đông theo đúng chiến lược mà họ đang theo đuổi với rất nhiều thủ thuật, thủ đoạn khác nhau…

Hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ

Thực ra, đây không phải chủ đề của các diễn đàm phán thứ 3 về các vấn đề trên biển theo thỏa thuận nguyên tắc. Bởi vì, chủ đề đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ đã giải quyết xong (ngày 25/12/2000, Hiệp ước phân định Vịnh Bắc Bộ được ký kết và ngày 30/6/2004, diễn ra lễ trao đổi thư phê chuẩn Hiệp ước phân định Vịnh Bắc bộ). Tuy vậy, vấn đề xác định phạm vi nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mỗi bên trong phần vịnh đã được phân định vẫn chưa thể thực hiện được. Bởi lẽ, cả hai bên cho đến nay, vẫn chưa công bố đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của mình trong Vịnh Bắc Bộ. Do đó, vấn đề đảm bảo thực thi các quyền cụ thể của mỗi bên trong các vùng biển theo quy chế pháp lý khác nhau vẫn chưa rạch ròi.

Với thực trạng đó, để kiểm soát, hạn chế và xử lý các hoạt động vi phạm vùng biển của mỗi bên theo Hiệp ước hoạch định năm 2000, vấn đề hợp tác kiểm tra, kiếm soát, thực thi pháp luật… trong Vịnh vẫn là một yêu cầu thực tế; nhất là vấn đề đánh cá, khai thác tài nguyên, giao thông vận tải biển….Trong đó, không thể không nói đến vấn đề đánh cá của ngư dân Trung Quốc theo Hiệp định hợp tác nghề cá được ký kết đồng thời với việc ký kết Hiệp ước phân định, với nội dung quan trọng được nêu tại phần II, Ðiều 3: “Hai Bên ký kết nhất trí thiết lập Vùng đánh cá chung trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước, nằm về phía Bắc của đường đóng cửa Vịnh Bắc Bộ, về phía Nam của vĩ tuyến 20o Bắc và cách đường phân định được xác định trong Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, 30,5 hải lý về mỗi phía”.

5239 trung quoc 1597650367401

Các tàu cá Trung Quốc (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Đây là một thỏa thuận hợp tình hợp lý, thể hiện thiện chí của phía Việt Nam. Bởi vì, trong quá trình đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc đã chủ động đề xuất việc ký kết Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ mà phạm vi điều chỉnh của nó được gọi là “Vùng đánh cá chung” trong vịnh Bắc Bộ. Trung Quốc lập luận rằng đây là giải pháp quá độ để tạo điều kiện cho ngư dân địa phương liên quan của hai nước đã từng đành bắt cá trong Vịnh Bắc Bộ theo truyền thống có thời gian chuyển đổi kế sinh nhai. Sau khi nghiên cứu, cân nhắc kỹ, phía Việt Nam đã đồng ý ký kết Hiệp định Hợp tác Nghề cá vịnh Bắc Bộ.

Như vậy, khi đến hết thời hạn thi hành (tháng 6/2019, sau 15 năm thực hiện), Hiệp định Hợp tác Nghề cá vịnh Bắc Bộ chấm dứt hiệu lực. Tuy nhiên, phía Trung Quốc vẫn muốn gia hạn Hiệp định này và trong thực tế tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động trong “vùng đánh cá chung”, bất chấp việc họ cần phải chấp hành đầy đủ nội dung Hiệp ước phân định vịnh Bắc Bộ năm 2000 để xử lý tất cả các quan hệ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng xẩy ra trong phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của mình.

Rõ ràng là, 15 năm là thời gian đủ để cộng đồng ngư dân địa phương có liên quan đôi bên thích nghi với kế sinh nhai mới. Nếu kéo dài thêm thì sẽ có thể “lợi bất cập hại”; thành quả của quá trình đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ có nhiều khả năng bị vô hiệu và tình trạng tranh chấp trong vịnh Bắc Bộ vẫn tiếp tục tồn tại, gây bất ổn đến môi trường sống, sản xuất của cộng đồng ngư dân, có tác động tiêu cực đến quan hệ chính trị giữa hai nước.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chấm dứt khả năng hợp tác với Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ trên những lĩnh vực khác nhau, dưới những hình thức mà hai bên có thể chấp nhận được. Tất nhiên khả năng hợp tác đó không còn mang ý nghĩa tạm thời, quá độ nữa, mà là sự hợp tác dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi, đặc biệt là phải dựa vào đường phân định vịnh Bắc Bộ của Hiệp ước phân định năm 2000 để xác định quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi bên khi tiến hành bất kỳ thỏa thuận hợp tác nào.

Quyền thụ đắc lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Có thể nói đây là bất đồng lớn nhất, phức tạp nhất, nhạy cảm nhất trong đàm phán giữa hai bên.

Bất đồng đầu tiên là về chủ để đàm phán: Trung Quốc khẳng định rằng chỉ đàm phán về chủ quyền quần đảo Trường Sa. Quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa, là của Trung Quốc; không tồn tại tình trạng tranh chấp; không cần đàm phán. Việt Nam khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa. Việt Nam đề nghị hai bên đàm phán giải quyết bất đồng, tranh chấp cả 2 quần đảo này.

4734 1 jpg 6409 1598418098

Ảnh vệ tinh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS.

Tại đây tồn tại bất đồng trên 3 phương diện:

Bất đồng về nguyên tắc pháp lý xác định quyền thụ đắc lãnh thổ: Trung Quốc theo nguyên tắc “chủ quyền lịch sử”; Việt Nam theo nguyên tắc “chiếm hữu thật sự”.

Bất đồng về phạm vi, vị trí của 2 quần đảo;

Bất đồng về hiệu lực của các thực thể địa của 2 quần đảo này trong việc xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của chúng.

Những bất đồng nói trên có thể nói là rất khó đi đến thống nhất, nếu không muốn nói là không bao giờ thống nhất được, trừ phi Trung Quốc chấp nhận thay đổi chiến lược độc chiếm Biển Đông của họ để đàm phán một cách thực chất, trên tinh thần cầu thị, khách quan, thượng tôn pháp luật.

Tháng 10/1993 Việt Nam và Trung Quốc ký Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, trong đó nhất trí mở ra 4 diễn đàn đàm phán về biên giới lãnh thổ (1 diễn đàn đàm phán cấp chính phủ và 3 diễn đàn đàm phán cấp chuyên viên) để giải quyết 3 nội dung: Đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên bộ; Đàm phán hoạch định vịnh Bắc Bộ; Đàm phán giải quyết các vấn đề trên biển.

Tháng 12/1999 Hiệp ước biên giới trên bộ được ký kết; được Quốc hội hai nước phê chuẩn trong năm 2000. Đến cuối năm 2008, công tác phân giới cắm mốc cơ bản hoàn thành.

Ngày 25/12/2000, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ được ký kết. Ngày 30/6/2004, Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc bộ giữa hai nước có hiệu lực thi hành, cùng ngày diễn ra lễ trao đổi văn kiện thư phê chuẩn Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ.

Hiện nay, hai bên đang triển khai diễn đàn đàm phán về các vấn đề trên biển. Tính đến thời điểm hiện tại, hai bên đã tổ chức 2 diễn đàn đàm phán nhóm công tác:

- Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ: đến nay đã tiến hành được 13 vòng (vòng 13 tổ chức vào ngay 9/9/2020, tại Hà Nội.)

- Nhóm công tác trao đổi về hợp tác cùng phát triển trên biển giữa Việt Nam- Trung Quốc: đến nay đã tiến hành được 10 vòng (vòng 10 tổ chức vào ngày 9/9/2020, tại Hà Nội).

Kết quả của các vòng đàm phán nói trên cho đến nay vẫn chỉ dừng lại ở những thỏa thuận mang tính nguyên tắc;

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Tại Phiên họp lần thứ 12 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại ...

Phó Thủ tướng đề nghị Trung Quốc cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển Phó Thủ tướng đề nghị Trung Quốc cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển

Bày tỏ quan ngại trước diễn biến phức tạp ở Biển Đông, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị Trung Quốc ...

TS Trần Công Trục
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16

Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16

Ngày 23/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh với chủ đề “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực”.

Các tin bài khác

Đắk Lắk: người dân có cơ hội hiểu hơn về chủ quyền 'Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam'

Đắk Lắk: người dân có cơ hội hiểu hơn về chủ quyền 'Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam'

Diễn ra từ ngày 01-3/11 tại huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk), Triển lãm lưu động “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND huyện Krông Năng tổ chức với hơn 7.000 người đăng ký đến tham quan, tìm hiểu.
Kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với ngư dân Việt Nam

Kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với ngư dân Việt Nam

Ngày 2/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng thông tin về vụ việc lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc trấn áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản của ngư dân Việt Nam thuộc tàu cá QNg 95739 TS (tỉnh Quảng Ngãi) trong khi đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 29/9.
Sự ủng hộ của quốc tế góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám

Sự ủng hộ của quốc tế góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần chủ động hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của phe Đồng minh và các lực lượng chống chủ nghĩa phát xít đã trở thành một mẫu mực về phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường kết hợp với tranh thủ sức mạnh quốc tế.
Cách mạng Tháng Tám trong mắt bạn bè quốc tế

Cách mạng Tháng Tám trong mắt bạn bè quốc tế

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam là mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, phản ánh cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm, đánh dấu bước chuyển sang thời kỳ mới. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, các chuyên gia, nhà nghiên cứu ngày càng hiểu và khâm phục thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong tiến trình giải phóng dân tộc.

Đọc nhiều

12 năm CUCA: Những dấu ấn trong lòng công chúng

12 năm CUCA: Những dấu ấn trong lòng công chúng

Ngày 29/11 vừa qua, dịch giả, “cây đại thụ” trong giới nghiên cứu triết học của Việt Nam, ông Bùi Văn Nam Sơn cùng Tiến sỹ triết học Trương Trọng Hiếu từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội để nói chuyện về triết học. Đây là một sự kiện do Mô hình nghiên cứu, giáo dục và thực hành nghệ thuật độc lập CUCA tổ chức và để lại rất nhiều ấn tượng với những người tham dự.
Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Kon Tum với tỉnh Attapeu và Sê Kông (Lào)

Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Kon Tum với tỉnh Attapeu và Sê Kông (Lào)

Sáng ngày 12/12, UBND tỉnh Kon Tum phối hợp tổ chức Hội nghị Sơ kết Bản ghi nhớ về hợp tác giữa UBND tỉnh Kon Tum và Chính quyền tỉnh Attapeu, chính quyền tỉnh Sê Kông nước CHDCND Lào giai đoạn 2022-2027.
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ: phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ: phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động

Phát biểu tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cùng với việc làm tốt công tác tư tưởng, cần tiếp tục nghiên cứu chế độ, chính sách trên tinh thần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, cán bộ, công chức, viên chức và có thời kỳ quá độ phù hợp.
Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới Quảng Bình - Khăm Muồn (Lào)

Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới Quảng Bình - Khăm Muồn (Lào)

Chiều 12/12, tại xã Thượng Trạch (Bố Trạch) hai tỉnh Quảng Bình-Khăm Muồn tổ chức lễ ký kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới giữa xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch) và cụm bản Noỏng Mạ (huyện Bua Lạ Pha).
Ngày thứ 7 tình nguyện ở Lữ đoàn 175

Ngày thứ 7 tình nguyện ở Lữ đoàn 175

Sáng 14/12, tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, Đoàn cơ sở Lữ đoàn 175, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với xã Đoàn Hàng Vịnh tổ chức “Ngày thứ 7 tình nguyện” với chủ đề “Tuổi trẻ chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp”.
Khánh thành 3 phòng học tại điểm trường Mường Piệt, Nghệ An

Khánh thành 3 phòng học tại điểm trường Mường Piệt, Nghệ An

Ngày 13/12, tại xã biên giới Thông Thụ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), Quỹ hy vọng và các nhà tài trợ tổ chức cắt băng khánh thành 3 phòng học tại điểm trường Mường Piệt, Trường tiểu học Thông Thụ 1.
Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân gặp tại nạn trên biển

Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân gặp tại nạn trên biển

Ngày 11/12, bệnh xá đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận và phẫu thuật cấp cứu thành công cho ngư dân Lê Lại bị cuốn bàn tay trái vào máy xay đá, chảy nhiều máu.
infographics tu ngay 14 1612 ngay hoi van hoa cac dan toc viet nam tai quang tri
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
Xin chờ trong giây lát...
10 sự kiện hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024
Tổng kết chương trình Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
Thăm nhà hàng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến ở Quảng Châu
Khám phá thành phố Đông Quản - quê hương của đồ chơi và xu hướng thời thượng
Dấu ấn cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu
Hương vị Việt Nam tại Quảng Châu
CMG ra mắt phim ngắn quảng bá chương trình Gala mừng Xuân 2025
Nhạc Việt ở Quảng Châu
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Thời tiết hôm nay (14/12): Miền Bắc rét đậm, có nơi dưới 5 độ C

Thời tiết hôm nay (14/12): Miền Bắc rét đậm, có nơi dưới 5 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 14/12, không khí lạnh mạnh tràn xuống, miền Bắc bước vào đợt rét đậm, rét hại diện rộng với nhiệt độ có nơi xuống dưới 5 độ.
Thời tiết hôm nay (13/12): Không khí lạnh tăng cường miền Bắc nhiệt độ nhiều nơi giảm sâu

Thời tiết hôm nay (13/12): Không khí lạnh tăng cường miền Bắc nhiệt độ nhiều nơi giảm sâu

Dự báo thời tiết 13/12, không khí lạnh tăng cường khiến miền Bắc chìm trong giá rét, nhiệt độ nhiều nơi giảm sâu.
Chính thức có mẫu giấy phép lái xe mới từ ngày 1/1/2025

Chính thức có mẫu giấy phép lái xe mới từ ngày 1/1/2025

Theo Thông tư 35/2024/TT-BGTVT ban hành ngày 15/11/2024, đã chính thức có mẫu giấy phép lái xe mới từ ngày 1/1/2025 và áp dụng trong 01 năm.
Trung tâm đào tạo lái xe Sao Việt cam kết thời gian học và thi

Trung tâm đào tạo lái xe Sao Việt cam kết thời gian học và thi

Trung tâm đào tạo lái xe Sao Việt cam kết thời gian học và thi nhanh chóng, giúp học viên tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo. Với quy trình học lý thuyết và thực hành khoa học, trường luôn cam kết hoàn thành khóa học đúng thời gian và giúp học viên vượt qua kỳ thi với kết quả tốt nhất.
Giá vàng SJC mất gần triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng SJC mất gần triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng trong nước ghi nhận phiên giảm mạnh, với mức giảm lên tới 900.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra.
Thời tiết hôm nay (11/12): chiều tối Bắc Bộ chuyển rét, nhiệt độ phổ biến 14-17 độ C

Thời tiết hôm nay (11/12): chiều tối Bắc Bộ chuyển rét, nhiệt độ phổ biến 14-17 độ C

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay bộ phận không khí lạnh vẫn đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng trưa và chiều 11/12, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động