Ấn Độ: Người dân lê bước hàng nghìn km về quê vì đại dịch Covid-19
Mỹ: Chồng mắc Covid-19 vẫn cố đưa vợ đi đẻ khiến cả bệnh viện náo loạn |
Hơn 50 người ở viện dưỡng lão California mắc Covid-19 |
Đoàn người lao động Ấn Độ di cư từ các thành phố lớn về quê do ảnh hưởng của dịch Covid-19. |
Họ đã đi bộ hàng trăm cây số, các gia đình bao gồm cả nam và nữ, từ già đến trẻ, tất cả đều đang lê bước dọc theo con đường cao tốc vắng bóng xe qua lại do lệnh phong tỏa đất nước bắt đầu được thực hiện từ ngày 24/3.
Một số người đồ đạc không có gì ngoài đôi dép xỏ ngón dưới chân, một số khác thì đội túi lên đầu. Cha mẹ để con cái ngồi trên vai mình và rảo bước về phía trước một cách tuyệt vọng.
Trong tuần qua, lực lượng lao động nhập cư của Ấn Độ đã từ các thành phố lớn quay trở lại làng mạc của họ làm dấy lên lo ngại về sự lây lan Covid-19 ở vùng nông thôn.
Em bé mệt mỉ ngủ gục bên hành lý ngay giữa đường. |
Đây là cuộc di cư bất thường trong lịch sử Ấn Độ từ năm 1947 đến nay – thời điểm quốc gia này thoát khỏi chế độ thuộc địa của Anh và chấm dứt tình trạng đất nước bị chia rẽ bởi sự tranh chấp giữa người theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo Pakistan.
Lệnh phong tòa toàn bộ đất nước trong vòng 21 ngày nhằm mục đích giữ chân 1,3 tỷ người tại nhà của họ, trừ trường hợp được đến chợ hoặc hiệu thuốc nhằm tránh lây nhiễm Covid-19.
Tuy nhiên, lệnh phong tỏa này cũng đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo cho lực lượng lao động tự do của quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này.
Những lao động nghèo chủ yếu sống ở những khu ổ chuột tồi tàn bên trong các thành phố lớn hoa lệ. Họ không có thu nhập thường xuyên hằng ngày, không có tiền tiết kiệm và do đó không có cách nào để mua thức ăn.
Khi lệnh phong tỏa được thực hiện, họ buộc phải dời thành phố lớn, cách làng quê hàng nghìn dặm đường để tìm cách sống sót qua đại dịch.
Xe lửa bị tạm ngưng hoạt động, taxi thì quá đắt đỏ, hằng trăm chiếc xe buýt được đưa đến vùng ngoại ô của New Delhi để chở người dân về quê nhưng lúc nào cũng chật cứng và không còn chỗ.
Chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố vào thứ ba rằng đã có từ 500.000 đến 600.000 người di cư phải tự đi bộ để trở về nhà của mình ở làng quê. Các nhà chức trách để cạnh tranh với nhau về việc sắp xếp phương tiện đi lại, nơi ở và thức ăn cho những người này.
Đôi chân phỏng rộp vì đi bộ quá nhiều và liên tục trong thời gian ngắn. |
Tuy nhiên, tất cả dường như đã quá trễ.
Một số người đã chết vì kiệt sức khi phải đi bộ không ngừng nghỉ, trong khi những người khác cũng đã tử vong vì tại nạn giao thông đường bộ.
Một số người đã bị cảnh sát đánh đập ở biên giới tiểu bang với lý do được cho là đang cố gắng quản lý đám đông người dân.
Shiv Kumari, 50 tuổi, cho biết cô đã bị chủ nhà của mình đuổi khỏi bang Haryana ở phía bắc. Cô và người con trai 28 tuổi đã sắp xếp hành lý của mình và bắt đầu hành trình gian khổ dài 900 km (550 dặm) để về nhà.
Hai mẹ con khác có biểu hiện kiệt sức khi đi qua một cây cầu bắc ngang sông Yamuna, nơi được coi là linh thiêng của người Hindu.
Shiv Kumari nói: “Chúng tôi đã đi bộ được năm ngày rồi nhưng vẫn chỉ đi được 110 km (68 dặm), quá ngắn để về được đến nhà”.
Họ đi cả ngày lẫn đêm để về quê trong thời gian sớm nhất. |
Vì sao 3 ca dương tính qua test nhanh 10 phút lại không mắc Covid-19? Bộ Y tế vừa xác nhận thông tin 3 ca dương tính với SARS-CoV-2 qua việc xét nghiệm bằng test nhanh 10 phút, sau khi ... |
Mỹ: Chồng mắc Covid-19 vẫn cố đưa vợ đi đẻ khiến cả bệnh viện náo loạn Biết bản thân đã nhiễm Covid-19 nhưng người chồng vẫn cố tình che giấu để vào phòng hộ sinh cùng vợ. Kết quả, người vợ ... |
Hơn 50 người ở viện dưỡng lão California mắc Covid-19 Một viện dưỡng lão ở phía Nam California đã bị virus corona tấn công khi hơn 50 người tại đây được xác định dương tính ... |