9X giâm loài rau thuốc, tốt vù vù, hái ngọn bán như tôm tươi
Thạc sỹ bỏ việc nhà nước về làm giàu kiểu con tôm "đòi ôm" cây dừa Vì sao dân ở đây nuôi được cá chép trong ruộng bậc thang rất cao? Kiên Giang: Khám phá vườn cây cho báu vật trầm hương ở Phú Quốc |
Trong khi chờ phần rễ đủ thời gian thu hoạch bán làm thuốc, gia đình anh Hiếu đã hái những ngọn non cây ngũ gia bì bán làm rau ăn lẩu, rau xào và hái đến đâu bán hết đến đó bởi loài rau thuốc này đang được nhiều người rất ưa chuộng.
Là mảnh đất có nhiều tiềm năng về phát triển các loại dược liệu quý, những năm gần đây, người dân xã Quyết Tiến (Quản Bạ) tích cực trồng nhiều loại cây dược liệu như: Đương quy, Tam thất… Trong đó, có hộ anh Vàng Vạn Hiếu, sinh năm 1997, là một trong những hộ đi đầu trong phát triển trồng cây Ngũ gia bì - loại cây đặc sản của địa phương theo hướng hàng hóa.
Vườn ngũ gia bì của hộ anh Vàng Vạn Hiếu, thôn Đông Tinh, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Anh Hiếu đang cùng với người nhà hái ngọn non rau ngũ gia bì để kịp giao cho thương lái.
Là người dân tộc Nùng, sinh ra và lớn lên ở xã Quyết Tiến. Bao đời nay gia đình anh Vàng Vạn Hiếu đều gắn với việc làm nương rẫy, trồng ngô, lúa, mặc dù chịu khó lao động nhưng thu nhập rất thấp. Từ năm 2015, sau khi học xong THPT, Hiếu ở nhà giúp gia đình làm nông nghiệp.
Những năm gần đây, nhận thấy bà con quanh vùng đều khá lên nhờ trồng rau, nhất là trồng cây dược liệu kết hợp làm rau ăn. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Hiếu bàn bạc với gia đình trồng và nhân rộng diện tích cây ngũ gia bì gai.
"Tôi nhận thấy mấy năm gần đây người tiêu dùng ở quanh vùng rất thích dùng cây ngũ gia bì này như một loại rau trong bữa ăn hàng ngày. Chính vì vậy, tôi bàn bạc với gia đình việc trồng và nhân rộng diện tích rau ngũ gia bì để bán...”, anh Hiếu thổ lộ. |
Chia sẻ về ý tưởng trồng rau thuốc ngũ gia bì gai này, Hiếu cho biết: “Quyết Tiến là vùng đất rất phù hợp với cây ngũ gia bì, cây ở đây không cần phải chăm bón nhiều, cho năng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Nhiều nơi khác họ đến lấy giống về trồng, nhưng do điều kiện không phù hợp nên chất lượng và mẫu mã cây ngũ gia bì không đẹp...".
Theo chia sẻ kinh nghiệm trồng ngũ gia bì của anh Hiếu, thời điểm để trồng cây ngũ gia bì tốt nhất là vào tháng 10-11 hàng năm; cách trồng khá đơn giản, chỉ cần giâm bằng cành xuống đất rồi tưới ẩm. Cây ngũ gia bì cho thu hoạch quanh năm bằng cách hái ngọn non.
Cây ngũ gia bì trồng lâu năm có thể thu hoạch phần rễ làm thuốc. Hiện nay, nhà anh Hiếu đang có 5.000m2 trồng cây ngũ gia bì. Bình quân một tháng, vườn ngũ gia bì cho thu hoạch rau non trong 15 ngày, mỗi ngày, anh Hiếu bán ra thị trường 100 bó, cho thu nhập trung bình từ 4-5 triệu đồng/tháng.
Ngũ gia bì là loại cây thuốc có trong danh mục các bài thuốc y học cổ truyền đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường và ngành Đông y. Những năm gần đây, người dân ở địa bàn huyện Quản Bạ và các khu vực xung quanh khá ưa chuộng dùng loại cây này trong bữa ăn hàng ngày. Cây ngũ gia bì có thể ăn sống, ăn kèm món lẩu, làm món rau xào… tùy khẩu vị của mỗi người.
Từ khi cây ngũ gia bì cho thu nhập, anh Hiếu không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để nhân rộng diện tích và mong muốn phát triển loại cây này thành hàng hóa từ việc nâng cao chất lượng, đảm bảo trồng rau an toàn cho người tiêu dùng.
Bên cạnh việc trồng ngũ gia bì, gia đình Hiếu còn nuôi thêm 4 con trâu vỗ béo, từ nguồn vốn vay 209 của HĐND tỉnh và trồng 350 cây đu đủ lấy quả. Từ mô hình kinh tế tổng hợp đã mang lại thu nhập khá cho gia đình.
Từ việc trồng ngũ gia bì của anh Hiếu đã giúp tạo việc làm tại chỗ, góp phần vào thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại địa phương. Dần hình thành vùng sản xuất chuyên canh kết hợp với việc tăng hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập và nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn dược liệu quý. |
Xem thêm
Đẹp lạ lùng hoa súng mùa hạn, nông dân U Minh có thu nhập khá Giữa đỉnh điểm của cái nắng tháng Tư, nông dân Cà Mau phải đối mặt với khó khăn về nước tưới tiêu cho sản xuất, ... |
Vượt 500km đưa ong đi tìm mật hoa, "hái" được hàng trăm triệu Nghề nuôi ong du mục có thể đem lại cho mỗi chủ nuôi hàng trăm triệu đồng mỗi năm và rất dễ thu hồi vốn ... |
Kiên Giang: 8X "trốn" lên Ma Thiên Lãnh nuôi gà trong rừng, mở quán gà Thay vì mang gà bán cho thương lái, anh Nguyễn Văn Thành (ngụ xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) lại dọn dẹp ... |
Kiên Giang: Người thợ rèn cuối cùng trên vùng đất U Minh Thượng Cả huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang giờ chỉ còn lại cha con ông Đỗ Văn Tưởng (67 tuổi), sống tại ấp Minh Kiên, ... |