Vì sao dân ở đây nuôi được cá chép trong ruộng bậc thang rất cao?
"Công tử" Bạc Liêu nuôi lúc nhúc loài rắn bự trong bể xi măng Đẹp lạ lùng hoa súng mùa hạn, nông dân U Minh có thu nhập khá Làng nuôi loài thú biết bay - "ngồi mát ăn bát vàng" ở An Giang |
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động; đưa vào hương ước, quy ước của thôn, bản; đồng thời phát triển các mô hình kinh tế gắn với bảo vệ môi trường… đó là những biện pháp đang được xã Nấm Dẩn (Xín Mần) thực hiện quyết liệt, 100% hộ dân trên địa bàn cam kết “nói không với thuốc diệt cỏ” trong trồng trọt.
Mô hình thả cá chép ruộng tại thôn Nấm Chanh, xã Nấm Dẩn mang lại hiệu quả “kép”. |
Nấm Chanh là thôn chấp hành tốt chủ trương của xã, hiện, người dân đã hoàn toàn không sử dụng thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp. Đó là kết quả ghi nhận từ sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ xã xuống đến thôn trong công tác tuyên truyền cho người dân về tác hại trong việc sử dụng thuốc diệt cỏ.
Qua những buổi họp thôn, Ngày Đại đoàn kết… Ban Quản lý thôn cùng Trung tâm Học tập cộng đồng xã tổ chức trình chiếu những video, hình ảnh về tác hại của việc sử dụng thuốc diệt cỏ và những hậu quả lâu dài đối với đời sống mỗi gia đình, người dân; đặc biệt, thôn đã đưa vào hương ước, quy ước để thực hiện. Trong đó quy định, hộ nào vi phạm sẽ bị xử phạt bằng hình thức nộp thóc hoặc lao động công ích.
Ông Ly Văn Páo, Bí thư Chi bộ thôn Nấm Chanh, cho biết: Thôn hiện có 52 hộ, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Nhận thấy tác hại của thuốc diệt cỏ, tại các buổi họp, Ban Quản lý thôn đều nhắc nhở và nhấn mạnh về vấn đề tác hại của sử dụng thuốc diệt cỏ. Hộ nào cố tình vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định đã cam kết.
Từ cách làm đó, đã thấm nhuần trong suy nghĩ cũng như nhận thức của người dân về việc bảo vệ môi trường sống, sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Nấm Dẩn là xã vùng 3 của huyện Xín Mần, có 6 dân tộc cùng sinh sống và dân tộc Nùng chiếm đa số; đời sống của người dân chủ yếu dựa vào canh tác nông nghiệp. Nhiều năm qua, nhận thấy những ảnh hưởng không nhỏ của thuốc diệt cỏ đối với sức khỏe con người và môi trường sống; cấp ủy, chính quyền xã đã quyết liệt chỉ đạo và đưa nội dung nghiêm cấm việc sử dụng thuốc diệt cỏ vào hương ước, quy ước của thôn, bản.
Chủ tịch UBND xã Nấm Dẩn, Cháng Văn Kinh, cho biết: Xã đã bám sát văn bản hướng dẫn chỉ đạo của trên, kịp thời triển khai những biện pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương…Để thực hiện hiệu qủa nội dung trên, năm 2017, xã cho chủ trương và thành lập các Tổ tư vấn dịch vụ nông – lâm nghiệp ở 12/12 thôn, bản và có nhiệm vụ hướng dẫn người dân mua giống cây trồng, vật nuôi, phân bón và tuyên truyền về thuốc bảo vệ thực vật...
Nhờ huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, nhất là phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm Học tập cộng đồng và nêu cao vai trò của cựu chiến binh trực tiếp tham gia trách thôn, bản để tuyên truyền, vận động nhân dân. Đồng thời, ký cam kết với người dân; phối hợp với các thôn, xã giáp ranh cùng thực hiện không sử dụng thuốc diệt cỏ, đặc biệt là các khu vực đầu nguồn nước.
Đầu năm 2018, xã đã triển khai thí điểm mô hình nuôi cá chép trong ruộng bậc thang ở thôn Nấm Chanh. Quá trình triển khai cho thấy hiệu quả rõ rệt, 100% số hộ trong thôn tuân thủ nghiêm ngặt việc không dùng thuốc diệt cỏ. Ngoài vấn đề bảo vệ môi trường, mô hình nuôi cá chép trong ruộng bậc thang còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. Năm 2019, xã tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá chép trong ruộng bậc thang tại các thôn, bản còn lại.
Hiện, có 8/12 thôn, bản của xã hoàn toàn không sử dụng thuốc diệt cỏ; mục tiêu phấn đấu của xã đến năm 2020, 100% số hộ ở các thôn, bản đều phải thực hiện nghiêm những nội dung đã được quy định trong hương ước, quy ước của thôn, bản về sử dụng thuốc diệt cỏ để mang lại nền sản xuất nông nghiệp thân thiện môi trường và bảo vệ sức khỏe cho mỗi người.
Xem thêm
Kiên Giang: Khám phá vườn cây cho báu vật trầm hương ở Phú Quốc Là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang vẫn luôn làm nhiều người ngạc nhiên về sự đa dạng sinh học, ... |
Thạc sỹ bỏ giảng đường đại học về quê "khảo cổ" vịt "tiến vua" Từ một thạc sỹ làm giảng viên tại trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa nhưng anh Trương Tiến Hải (ở phường Quảng Thanh, TP ... |
Kiên Giang: 8X "trốn" lên Ma Thiên Lãnh nuôi gà trong rừng, mở quán gà Thay vì mang gà bán cho thương lái, anh Nguyễn Văn Thành (ngụ xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) lại dọn dẹp ... |
Kiên Giang: Người thợ rèn cuối cùng trên vùng đất U Minh Thượng Cả huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang giờ chỉ còn lại cha con ông Đỗ Văn Tưởng (67 tuổi), sống tại ấp Minh Kiên, ... |