75 năm ngoại giao Việt Nam: Đồng hành cùng dân tộc, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân
Bộ Ngoại giao Việt Nam đang tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân tại Malaysia Chiều ngày 20/8, tại Hà Nội đã diễn ra buổi Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Tham dự họp báo có ... |
Lễ kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ Đại sứ Hà Kim Ngọc khẳng định quan hệ đối tác Việt Nam-Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ và sâu sắc trên tất cả ... |
Hội thảo nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 75 năm thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2020) nhằm đánh giá một cách khách quan, khoa học những đóng góp của ngành Ngoại giao đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những bước trưởng thành vượt bậc sau 75 năm
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu rõ, cách đây 75 năm, nền ngoại giao của nước Việt Nam hiện đại đã ra đời và vinh dự được Bác Hồ, vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên trực tiếp lãnh đạo.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu chỉ đạo (Ảnh: TTXVN) |
"Trong suốt 75 năm qua, ngành Ngoại giao đã luôn đồng hành cùng dân tộc, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và có những bước trưởng thành vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước kia cũng như sự nghiệp đổi mới, hội nhập và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nêu rõ.
Ngay từ những ngày đầu lập nước, dưới sự lãnh đạo kiệt xuất của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng tiền bối, Ngoại giao đã khéo léo, bản lĩnh thể hiện vai trò tiên phong trong việc giữ vững độc lập nước nhà, góp phần quan trọng bảo vệ thành công chính quyền cách mạng non trẻ.
Mặt trận ngoại giao đã sát cánh cùng mặt trận quân sự “vừa đánh vừa đàm” và cụ thể hóa những thắng lợi ở chiến trường trên bàn đàm phán tại Geneva năm 1954 và tại Paris năm 1973. Đồng thời, Ngoại giao đã đi đầu trong việc vận động các nước ủng hộ sự nghiệp giải phóng dân tộc, công nhận nền hòa bình và độc lập của Việt Nam.
Trong sự nghiệp đổi mới, Ngoại giao Việt Nam có sứ mệnh mới, góp phần quan trọng tạo dựng và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đồng thời linh hoạt, sáng tạo tìm ra phương cách mới thúc đẩy hợp tác quốc tế, tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước, góp phần quan trọng nâng cao thế và gia tăng thế lực cho đất nước.
Từ một nước không có tên trên bản đồ thế giới, nay Việt Nam đã sẵn sàng vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, đóng góp có trách nhiệm vào công việc của thế giới với vị thế ngày càng cao. Từ một quốc gia bị bao vây, cấm vận, đến nay, Việt Nam đã thiết lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, mở rộng, đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất với các nước, nhất là các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển, an ninh của đất nước, tạo sự đan xen, gắn kết giữa lợi ích Việt Nam với các nước.
Việt Nam đã trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng (như CPTPP, EVFTA…), qua đó tạo ra động lực mới cho phát triển. Những thành tích vẻ vang đã đạt được trong chặng đường 75 năm trưởng thành và phát triển đã thể hiện rõ nét vị trí, vai trò của ngành ngoại giao nói riêng và công tác đối ngoại nói chung trong sự nghiệp cách mạng nước ta.
Những thành tựu của ngành Ngoại giao là “điểm sáng trong toàn bộ những thành tựu chung của đất nước” cũng khẳng định tính đúng đắn của đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và các chủ trương đối ngoại của Đảng ta mà trong đó Bộ Ngoại giao là cơ quan tham mưu nòng cốt.
Ngành ngoại giao góp phần biến nguy thành cơ
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định, trong những năm qua, đặc biệt từ đầu năm 2020, với tác động của đại dịch COVID-19, tình hình thế giới và khu vực đang chuyển biến nhanh chóng, sâu sắc và khó lường.
Hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là nguyện vọng của các dân tộc trên thế giới, song thế giới và khu vực đang gặp nhiều thách thức hơn, trong đó có tình trạng kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng, cạnh tranh chiến lược nước lớn gia tăng, thách thức về an ninh biển đảo, nhất là những diễn biến phức tạp trong vấn đề Biển Đông, sự nổi lên của các thách thức an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, an ninh nguồn nước, môi trường... đã và đang tác động trực tiếp, nhiều chiều tới môi trường an ninh và phát triển của Việt Nam.
Các cán bộ nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Ngoại giao tham gia thảo luận tại hội thảo. |
Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, củng cố vững chắc môi trường quốc tế thuận lợi, thu hút các nguồn lực cho phát triển và nâng cao vị thế đất nước đặt ra những yêu cầu mới ngày càng cao cho công tác đối ngoại. Theo đó, đối ngoại ngày càng đóng vai trò tiên phong trong việc bảo đảm môi trường hoà bình, thuận lợi cho phát triển; bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Cùng với quốc phòng và an ninh, đối ngoại cũng là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các Bộ, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng.
Làm sao “biến nguy thành cơ” và định vị đất nước một cách có lợi nhất trong cục diện mới đang định hình là yêu cầu cấp thiết của công tác đối ngoại. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, tổng kết hoạt động ngoại giao 75 năm qua, nhất là đánh giá thực hiện Nghị quyết của Đại hội XII của Đảng là dịp để kiểm nghiệm những bài học kinh nghiệm quý báu của ngoại giao Việt Nam, từ đó tăng thêm bản lĩnh, tích luỹ thêm kinh nghiệm, kiến thức, dám đổi mới, năng động, sáng tạo tiếp cận theo cách mới... để xây dựng một nền ngoại giao hiện đại, trên cơ sở kế thừa truyền thống ngoại giao Việt Nam và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối ngoại mà Đảng, Nhà nước giao phó trong tình hình mới.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của hội thảo hôm nay, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh mong muốn các vị đại biểu, diễn giả có mặt tại đây sẽ đóng góp các ý kiến đánh giá và kiến nghị thẳng thắn, khách quan, khoa học để ngành ngoại giao tiếp tục triển khai tốt hơn nữa nhiệm vụ đối ngoại.
Hội thảo diễn ra trong cả ngày 24/8 với 2 phiên thảo luận gồm: Phiên 1 về "75 năm ngoại giao Việt Nam góp phần giành độc lập dân tộc, thống nhất, xây dựng bảo vệ tổ quốc và công cuộc đổi mới đất nước" và Phiên 2 về "Phát huy vai trò tiên phong của ngoại giao củng cố môi trường hòa bình và phát triển trong thời kỳ phát triển mới của đất nước".
Hội nghị quốc tế ‘Vai trò của ngoại giao nhân dân trong phát triển quan hệ Nga-Việt’ 2020 là năm đánh dấu rất nhiều sự kiện kỷ niệm chẵn trong lịch sử quan hệ Nga - Việt, và một trong những sự ... |
Việt Nam lên tiếng về lập trường của Mỹ đối với Biển Đông Thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng ... |