7 vấn đề chúng tôi cần hỗ trợ
28 nhà bảo trợ từ Hà Lan đạp xe gây quỹ cho trẻ em Hà Giang |
Plan giúp đỡ 4.700 người dân Quảng Trị phát triển kinh tế giảm nghèo |
Nữ sinh Việt được 'trao quyền' trở thành Đại sứ Thụy Điển trong 1 ngày |
Giáo viên và học sinh trường THCS Tà Nhìu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang tích cực hưởng ứng chiến dịch "Girls get Equal" của tổ chức Plan |
Báo Thời Đại đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Thu Ba - Quản lý Nhân sự và Phát triển tổ chức Plan International Việt Nam để được chia sẻ những thông tin này.
Bà Phạm Thu Ba nói:
Với hơn 80 năm làm việc tại 75 quốc gia, Plan International là một trong những tổ chức bảo vệ quyền trẻ em gái lớn nhất thế giới. Tại Việt Nam, Plan International được thành lập từ năm 1993. Tổ chức đặt mục tiêu giúp đỡ trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt nhóm trẻ em chịu thiệt thòi và trẻ em gái được sinh ra và lớn lên trong một xã hội an toàn và tôn trọng quyền của các em.
Có thể nói là Plan International Việt Nam có được sự phát triển vững chắc và có những thành công nhất định là nhờ sự hỗ trợ và đồng hành của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) và Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) từ những ngày đầu khi tổ chức quyết định hoạt động ở Việt Nam. Sự hỗ trợ và đồng hành chưa bao giờ ngừng, thậm chí ngày càng tăng về chất trong suốt hơn 25 năm qua.
VUFO và PACCOM đã hỗ trợ Plan International Việt Nam mở vùng dự án đầu tiên tại Việt Nam năm 1993 tại Nam Hà, nay là Hà Nam và Nam Định, là cơ quan đánh giá và hỗ trợ chúng tôi có giấy phép chính thức hoạt động tại Việt Nam. Từ đó trở đi, mỗi vùng dự án mới của Plan International tại Việt Nam đều có dấu ấn của VUFO - PACCOM trong việc kết nối, tư vấn, nghiên cứu tiền khả thi, khả thi và cấp giấy phép. Chúng tôi luôn tin tưởng với sự đồng hành của VUFO - PACCOM, Plan luôn có lựa chọn phù hợp nhất ở những địa bàn cần có sự hỗ trợ của tổ chức.
Chúng tôi đã bắt đầu vùng dự án đầu tiên ở vùng chiêm chũng Nam Hà, sau đó là Quảng Trị, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Bình, Thái Nguyên, Quảng Ngãi. Để rồi, tự tin hơn khi triển khai các chương trình và dự án tại các xã và làng bản vùng sâu xa hơn tại những địa phương này. Sau đó mở vùng dự án tại các tỉnh vùng cao nơi có nhiều đồng bào thiểu số với nhiều thách thức hơn như Hà Giang, Lai Châu và cao nguyên như Gia Lai, Kon Tum.
Các em nhỏ vui chơi tại công trình điểm vui chơi an toàn tại trường THCS Kim Chung, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội |
Plan International Việt Nam mong muốn 7 vấn đề:
Một là hỗ trợ thuyết phục các nhà tài trợ về sự cần thiết của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) tại Việt Nam và những ưu tiên các tổ chức PCPNN có thể tiếp tục đóng góp cho Việt Nam. Cần cho các bạn quốc tế biết, bên cạnh những thành tựu mà Việt Nam đạt được, vẫn còn những nhóm, những cộng đồng chưa hoàn thành được mục tiêu thiên niên kỷ. Còn cần nhiều thời gian để đồng hành và giúp đỡ họ. Việt Nam vẫn cần hỗ trợ từ các nước về tài chính, về thông tin, về kiến thức để thực hiện mục tiêu “Không ai bị bỏ lại phía sau".
Hai là đẩy mạnh chia sẻ thông tin về những ưu tiên của địa phương để có thể kết nối các chương trình và dự án của mình cho phù hợp với các nhu cầu và mục tiêu phát triển của từng địa phương cũng như tối đa hóa nguồn lực.
Thứ ba, kết nối Plan International Việt Nam xây dựng đối tác ở cấp Bộ để có những chương trình và dự án gây tầm ảnh hưởng sâu rộng hơn liên quan đến việc thực hiện Quyền của trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái.
Thứ tư, hỗ trợ về các chính sách để các tổ chức PCPNN có thể trực tiếp gây quỹ tại Việt Nam, từ các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam. Dần xây dựng sự tự chủ của nguồn ngân sách cũng như tăng cường sự hiểu biết và đóng góp của người Việt Nam trong các dự án phát triển.
Thứ năm, tiếp tục đồng hành và hỗ trợ các tổ chức PCPNN để thực hiện các chính sách và thủ tục một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất về việc đăng ký và gia hạn đăng ký giấy phép cho các hội thảo quốc tế, giấy phép lao động, visa cho nhân viên nước ngoài, visa cho khách thăm đơn giản và kịp thời.
Thứ sáu, tiếp tục kết nối các các tổ chức PCPNN để có thể chia sẻ những bài học thành công cũng như rút kinh nghiệm, chia sẻ để có thể chia sẻ những mô hình thành công, các nghiên cứu và đánh giá có thể sử dụng rộng rãi, giúp xây dựng các chiến lược dài hơi hơn của các tổ chức PCPNN nói chung và Plan International nói riêng ở Việt Nam.
Thứ bảy, thường xuyên tổ chức đánh giá, ghi nhận đóng góp của các tổ chức, đồng thời có ý kiến phản hồi, góp ý để nâng cao chất lượng chương trình, phù hợp và hiệu quả hơn với cộng đồng và người hưởng lợi, đặc biệt là trẻ em.