69% động vật hoang dã trên toàn cầu biến mất hoàn toàn
Nguyễn Thuận 13/10/2022 18:16 | Quốc tế


![]() |
Tê giác là một trong những loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng cao (Ảnh: Money Control) |
Các quần thể động vật hoang dã trên thế giới đã giảm hơn 2/3 kể từ năm 1970 do tình trạng chặt phá rừng và ô nhiễm đại dương, theo một báo cáo của tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) được công bố hôm thứ Năm (13/10).
“Sự sụt giảm nghiêm trọng này cho chúng ta biết rằng thiên nhiên đang bị ảnh hưởng khủng khiếp, và môi trường tự nhiên đang mất dần đi mỗi ngày”, ông Andrew Terry, Giám đốc Chính sách và Bảo tồn thuộc Hiệp hội Động vật học London ZSL (Anh quốc) nói.
Báo cáo của WWF, sử dụng dữ liệu năm 2018 từ ZSL về tình trạng của 32.000 quần thể động vật với hơn 5.000 loài động vật có vú, cá, lưỡng cư, chim và bò sát cho thấy quy mô quần thể đã giảm trung bình 69%. Nạn phá rừng, khai thác tận diệt thiên nhiên của con người, ô nhiễm và biến đổi khí hậu là những nguyên nhân lớn nhất gây nên hậu quả này.
Các quần thể động vật hoang dã ở châu Mỹ Latinh và Caribe bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, giảm tới 94% chỉ trong vòng 5 thập kỷ. Báo cáo cho biết, một quần thể cá heo ở Amazon của Brazil cũng bị giảm mạnh ở mức 65% trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2016.
Ông Terry cho biết, những phát hiện của ZSL gần giống với những phát hiện trong lần đánh giá cuối cùng của WWF vào năm 2020, với quy mô quần thể động vật hoang dã tiếp tục giảm với tốc độ khoảng 2,5% mỗi năm.
Tuy nhiên, báo cáo của WWF cũng đưa ra một số thông tin tích cực. Trong khi quần thể khỉ đột đang cư trú ở Công viên quốc gia Kahuzi-Biega của Cộng hòa Dân chủ Congo bị giảm 80% từ năm 1994 đến 2019 do nạn săn bắn trái phép, thì quần thể khỉ đột núi gần Vườn quốc gia Virunga đã tăng từ khoảng 400 cá thể vào năm 2010 lên hơn 600 cá thể vào năm 2018.
![]() |
Nhiều loài động vật hoang dã đã bị tuyệt chủng hoặc sụt giảm số lượng nghiêm trọng do tác động của con người (Ảnh: Edith Honan/Reuters) |
Mặc dù vậy, sự sụt giảm trên diện rộng của nhiều loài động vật hoang dã đã khiến giới chuyên gia bảo tồn thiên nhiên hoang dã trên khắp thế giới tỏ ra lo lắng. Vào cuối năm nay, các đại biểu từ khắp nơi trên thế giới sẽ tập trung tại thành phố Montreal (Canada) để cùng nhau đưa ra một chiến lược toàn cầu mới nhằm bảo vệ động thực vật trên thế giới.
Một trong những yêu cầu lớn nhất và cấp bách nhất chính là tăng cường nguồn lực tài chính cho các nỗ lực bảo tồn toàn cầu.
"Chúng tôi đang kêu gọi các quốc gia giàu có tiếp tục hỗ trợ tài chính cho chúng tôi để có thể bảo vệ thiên nhiên của tất cả chúng ta", bà Alice Ruhweza, Giám đốc khu vực châu Phi của WWF cho biết.


Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Quảng Nam đón danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lễ hội Tết Nguyên tiêu Hội An

Bài viết mới
Những đơn vị tiền tệ nào có giá trị nhất thế giới?

Ghé thăm 5 quốc gia nhỏ nhất thế giới

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.