69% động vật hoang dã trên toàn cầu biến mất hoàn toàn

18:16 | 13/10/2022

Nạn phá rừng, phương thức khai thác tận diệt thiên nhiên của con người, ô nhiễm và biến đổi khí hậu là những nguyên nhân lớn nhất làm biến mất 70% động vật hoan dã trên toàn cầu.
Ra mắt tranh tường nghệ thuật kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã Ra mắt tranh tường nghệ thuật kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã
Tháng 8/2022, dự án “Bring Them Back” - một dự án vẽ tranh tường hoàn toàn mới lạ ứng dụng công nghệ AR (Augmented Reality - Thực tế Tăng cường), đã được CHANGE và WildAid cho ra mắt tới cộng đồng.
Công chiếu hai bộ phim tài liệu về bảo tồn động vật, thiên nhiên hoang dã Công chiếu hai bộ phim tài liệu về bảo tồn động vật, thiên nhiên hoang dã
Từ 19 giờ tối ngày 21/9, hai bộ phim tài liệu về đề tài bảo vệ thiên nhiên hoang dã có tên "Bình Yên, về nào!" và "Hành trình tới Xuân Liên" sẽ được công chiếu rộng rãi tới khán giả.
Tê giác là một trong những loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng cao (Ảnh: Money Control)
Tê giác là một trong những loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng cao (Ảnh: Money Control)

Các quần thể động vật hoang dã trên thế giới đã giảm hơn 2/3 kể từ năm 1970 do tình trạng chặt phá rừng và ô nhiễm đại dương, theo một báo cáo của tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) được công bố hôm thứ Năm (13/10).

“Sự sụt giảm nghiêm trọng này cho chúng ta biết rằng thiên nhiên đang bị ảnh hưởng khủng khiếp, và môi trường tự nhiên đang mất dần đi mỗi ngày”, ông Andrew Terry, Giám đốc Chính sách và Bảo tồn thuộc Hiệp hội Động vật học London ZSL (Anh quốc) nói.

Báo cáo của WWF, sử dụng dữ liệu năm 2018 từ ZSL về tình trạng của 32.000 quần thể động vật với hơn 5.000 loài động vật có vú, cá, lưỡng cư, chim và bò sát cho thấy quy mô quần thể đã giảm trung bình 69%. Nạn phá rừng, khai thác tận diệt thiên nhiên của con người, ô nhiễm và biến đổi khí hậu là những nguyên nhân lớn nhất gây nên hậu quả này.

Các quần thể động vật hoang dã ở châu Mỹ Latinh và Caribe bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, giảm tới 94% chỉ trong vòng 5 thập kỷ. Báo cáo cho biết, một quần thể cá heo ở Amazon của Brazil cũng bị giảm mạnh ở mức 65% trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2016.

Ông Terry cho biết, những phát hiện của ZSL gần giống với những phát hiện trong lần đánh giá cuối cùng của WWF vào năm 2020, với quy mô quần thể động vật hoang dã tiếp tục giảm với tốc độ khoảng 2,5% mỗi năm.

Tuy nhiên, báo cáo của WWF cũng đưa ra một số thông tin tích cực. Trong khi quần thể khỉ đột đang cư trú ở Công viên quốc gia Kahuzi-Biega của Cộng hòa Dân chủ Congo bị giảm 80% từ năm 1994 đến 2019 do nạn săn bắn trái phép, thì quần thể khỉ đột núi gần Vườn quốc gia Virunga đã tăng từ khoảng 400 cá thể vào năm 2010 lên hơn 600 cá thể vào năm 2018.

Nhiều loài động vật hoang dã đã bị tuyệt chủng hoặc sụt giảm số lượng nghiêm trọng do tác động của con người (Ảnh: Edith Honan/Reuters)
Nhiều loài động vật hoang dã đã bị tuyệt chủng hoặc sụt giảm số lượng nghiêm trọng do tác động của con người (Ảnh: Edith Honan/Reuters)

Mặc dù vậy, sự sụt giảm trên diện rộng của nhiều loài động vật hoang dã đã khiến giới chuyên gia bảo tồn thiên nhiên hoang dã trên khắp thế giới tỏ ra lo lắng. Vào cuối năm nay, các đại biểu từ khắp nơi trên thế giới sẽ tập trung tại thành phố Montreal (Canada) để cùng nhau đưa ra một chiến lược toàn cầu mới nhằm bảo vệ động thực vật trên thế giới.

Một trong những yêu cầu lớn nhất và cấp bách nhất chính là tăng cường nguồn lực tài chính cho các nỗ lực bảo tồn toàn cầu.

"Chúng tôi đang kêu gọi các quốc gia giàu có tiếp tục hỗ trợ tài chính cho chúng tôi để có thể bảo vệ thiên nhiên của tất cả chúng ta", bà Alice Ruhweza, Giám đốc khu vực châu Phi của WWF cho biết.

Tăng cường giám sát sức khỏe động vật hoang dã tại Việt Nam Tăng cường giám sát sức khỏe động vật hoang dã tại Việt Nam
Ngày 19/5, tại Hà Nội, khoảng 60 đại diện các cơ quan trong nước và quốc tế, các tổ chức phi chính phủ đã tham dự hội thảo tổng kết dự án “Giám sát sức khỏe động vật hoang dã – WildHealthNet” tại Việt Nam nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực của Việt Nam trong công tác phát hiện và ngăn chặn các tác nhân gây bệnh lây lan, cũng như ứng phó với dịch bệnh liên quan đến động vật hoang dã (ĐVHD).
Indonesia: Cá sấu khổng lồ dài 4,3m bị một nông dân bắt sống Indonesia: Cá sấu khổng lồ dài 4,3m bị một nông dân bắt sống
Chỉ bằng một sợi dây thừng, người đàn ông ở Indonesia đã bắt sống con cá sấu khổng lồ dài 4,3m.

Nguyễn Thuận

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/69-dong-vat-hoang-da-tren-toan-cau-bien-mat-hoan-toan-176833.html

In bài viết