6 giải pháp để Hà Giang phát triển kinh tế mậu biên với Trung Quốc hậu COVID-19
Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi số và phổ biến văn hoá, ngôn ngữ Nga - Việt Ngày 01/12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, tại trụ sở của Hiệp hội nhân dân Á- Âu (Hiệp hội), Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Phương Nga đã có buổi làm việc với lãnh đạo Hiệp hội. |
Việt Nam là ưu tiên của Thụy Sĩ trong hợp tác phát triển kinh tế Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thụy Sĩ, ngày 27/11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có nhiều cuộc tiếp xúc song phương quan trọng. Trước đó, vào chiều 26/11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Guy Parmelin đồng chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Sĩ. |
So với các địa phương trong cả nước, Hà Giang có nhiều yếu tố không thuận lợi do địa hình hiểm trở, mạng lưới giao thông chưa phát triển đồng bộ. Tuy nhiên, Hà Giang lại là một trong số ít tỉnh của các nước có đường biên giới với Trung Quốc dài hơn 277 km, cùng các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn, lối mở qua lại trên biên giới…
Bên cạnh đó, Hà Giang hiện có 54% người lao động đã qua đào tạo; nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú cả về kim loại và phi kim; có tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ; có nguồn nguyên liệu nông, lâm sản, cây dược liệu đủ đáp ứng cho công nghiệp chế biến phát triển; có nhiều lợi thế về tài nguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn để phát triển đa dạng các loại hình du lịch...
Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy - Thiên Bảo. |
Xác định được các lợi thế này, những năm trở lại đây, Hà Giang đã chủ động ban hành nhiều kế hoạch, đề án và các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển kinh tế biên mậu và đạt được những thành quả nhất định. Cụ thể, giai đoạn 2016-2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của Hà Giang đạt trên 6,1 tỷ USD, tăng 4,85 lần so với giai đoạn 2011-2015. Thu thuế XNK đạt bình quân trên 200 tỷ đồng/năm; thu hút 40 doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy với trên 2.800 tỷ đồng. Trong đó, 30 doanh nghiệp/dự án đã đầu tư đi vào hoạt động, 7 doanh nghiệp/dự án đang thực hiện đầu tư, 3 doanh nghiệp/dự án đang chuẩn bị đầu tư.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của tuyến biên giới đất liền đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, tiếp tục xác định “Phát triển mạnh kinh tế biên mậu là một trong những nhiệm vụ quan trọng”.
Thời gian tới, để kinh tế biên mậu của Hà Giang có những bước tiến mới, “nút thắt” quan trọng cần “tháo gỡ” đối với Hà Giang hiện nay là hạ tầng giao thông khi mà Hà Giang là tỉnh có diện tích tự nhiên rộng, địa bàn lại chia cắt nhưng nguồn lực đầu tư cho giao thông còn hạn hẹp, cơ chế quản lý còn bất cập chồng chéo.
Ông Hoàng Gia Long, Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải Hà Giang cho biết, những năm qua, cùng với việc từng bước đầu tư, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường ra cửa khẩu, đường liên kết vùng, Hà Giang đã rất tích cực phối hợp hoàn thiện các thủ tục đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải trình Chính phủ đưa vào quy hoạch đường cao tốc nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, có chiều dài gần 150 km (từ cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy tới điểm giao IC14 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai) và tuyến cao tốc cửa khẩu Thanh Thuỷ - Tuyên Quang.
Bên cạnh đó, giai đoạn 2020-2025, Hà Giang sẽ tiếp tục chú trọng nâng cấp các tuyến đường ra cửa khẩu, đường tuần tra biên giới; tăng cường công tác quản lý, bảo trì đường bộ đáp ứng nhu cầu vận tải, lưu thông hàng hoá và đảm bảo an toàn giao thông. Đây được xem là những nỗ lực để “kéo” các cửa khẩu, lối mở gần hơn, đưa Hà Giang trở thành lựa chọn ưu tiên đối với cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc.
Bên cạnh đó, công tác ngoại giao kinh tế của Hà Giang cũng được tích cực triển khai. Các hoạt động triển lãm hàng hóa, xúc tiến đầu tư kinh tế với tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), các nước trong khu vực và trên thế giới đều chuyển sang các hình thức trực tuyến.
Các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Giang đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan đối đẳng phía Trung Quốc để trao đổi thông tin, nắm bắt khó khăn, vướng mắc để tham mưu phương án giải quyết kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa, phương tiện tại các cửa khẩu trên địa bàn; kịp thời cảnh báo sớm về các diễn biến điều hành của phía Trung Quốc đối với hoạt động điều tiết, quản lý tại cửa khẩu.
Những biện pháp cụ thể đó đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hàng hóa của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh được thông quan nhanh chóng.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Giang cũng chủ động phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong việc đẩy mạnh việc nghiên cứu, xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025, nâng cao chất lượng cung cấp thông tin cho các đối tác, địa phương nước ngoài có nhu cầu đầu tư tại tỉnh.
Khu kinh tế, khu công nghiệp tỉnh Hà Giang. |
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu phụ, lối mở trên tuyến biên giới thuộc địa bàn Hà Giang đều dừng hoạt động và tập trung về cửa khẩu Thanh Thủy - Thiên Bảo, tuy nhiên có khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh năm 2021 dự kiến đạt 180,1 triệu USD (tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020 - 174,8 triệu USD).
Thời gian tới, tỉnh Hà Giang sẽ tiếp tục duy trì quan hệ hữu nghị, thúc đẩy hợp tác toàn diện với tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc thông qua 6 giải pháp:
Thứ nhất, triển khai hiệu quả, linh hoạt Đề án nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Giang với tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc gắn với thúc đẩy thực hiện các nội dung hợp tác đã ký kết giữa hai bên.
Thứ hai, tăng cường nắm bắt thông tin về tình hình thay đổi, điều chỉnh chính sách đầu tư, hợp tác, kinh tế biên mậu của chính quyền các địa phương phía Trung Quốc; kịp thời đề xuất các đối sách, giải pháp phù hợp để đẩy mạnh phát triển kinh tế biên mậu, đầu tư, hợp tác.
Thứ ba, tiếp tục phát huy và nâng cao hiệu quả cơ chế hợp tác giữa các cấp, các ngành hai bên đã thiết lập, đảm bảo việc kết nối, cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời trao đổi, tháo gỡ khó khăn và duy trì hợp tác giữa hai bên.
Thứ tư, triển khai Kế hoạch triển khai kết nghĩa hữu nghị giữa các huyện biên giới của tỉnh Hà Giang với các địa phương đối đẳng phía Trung Quốc, giai đoạn 2021-2025.
Thứ năm, đẩy mạnh thực hiện hợp tác với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, trong đó chú trọng định hướng các ngành nghề, lĩnh vực đào tạo mà địa phương còn thiếu và yếu.
Thứ sáu, khôi phục và triển khai Thỏa thuận quản lý lao động qua biên giới đã ký với các địa phương Trung Quốc, qua đó giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần giảm thiểu và hạn chế tình trạng xuất cảnh đi lao động trái phép tại Trung Quốc.
Quảng Trị: Thu hút nguồn lực từ các tổ chức phi chính phủ để góp phần phát triển kinh tế - xã hội Với đặc thù là một tỉnh có nhiều khó khăn, có hậu quả chiến tranh hết sức nặng nề, trong thời gian qua, nguồn lực nước ngoài nói chung và nguồn lực từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài nói riêng được lãnh đạo tỉnh Quảng Trị quan tâm và đạt được những kết quả tích cực. Tỉnh Quảng Trị được đánh giá là một trong những địa phương thu hút được nhiều dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài với giá trị cao. Mời QV&CB xem video phóng sự: |
Hà Tĩnh và Bolikhamsai, Khammouane (Lào) thúc đẩy hợp tác chống dịch và phát triển kinh tế Chiều 18/12, Hội nghị cấp cao thường niên năm 2021 giữa Hà Tĩnh (Việt Nam) và Bolikhamsai, Khammouane (Lào) đã diễn ra tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo. Hội nghị được tổ chức nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác phòng, chống dịch COVID-19 và hợp tác phát triển trên mọi mặt về kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh trật tự cho các tỉnh biên giới. |