Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
14:26 | 17/01/2023 GMT+7

50 năm Hiệp định Paris: Thắng lợi của phong trào thế giới đoàn kết ủng hộ Việt Nam

aa
Việc ký kết Hiệp định Paris là thắng lợi của cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị, ngoại giao của nhân dân Việt Nam. Đồng thời là thắng lợi của phong trào nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam. Đây là phát biểu của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình tại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973 - 27/1/2023) do Bộ Ngoại giao tổ chức vào ngày 17/1 tại Hà Nội.
Triển lãm tư liệu báo chí về đàm phán và ký kết Hiệp định Paris Triển lãm tư liệu báo chí về đàm phán và ký kết Hiệp định Paris
Đối ngoại nhân dân làm sáng tỏ tính chính nghĩa cuộc kháng chiến của Việt Nam Đối ngoại nhân dân làm sáng tỏ tính chính nghĩa cuộc kháng chiến của Việt Nam

Tham dự lễ kỷ niệm, bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhớ lại cuối 1968, bà đã nhận được chỉ thị của Đảng tham gia đàm phán ở Paris. Bà bày tỏ xúc động và cảm ơn các lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã giao cho bà trọng trách lớn là tham gia cuộc đàm phán ở Paris. Trải qua gần 5 năm đàm phán, bà đã hoàn thành nhiệm vụ là một trong bốn người ký vào Hiệp định Paris.

50 năm Hiệp định Paris: Thắng lợi của phong trào thế giới đoàn kết ủng hộ Việt Nam
Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (Ảnh: Huy Sơn).

“Hiệp định Paris là một thắng lợi mang tính quyết định đưa đến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, là kết quả của gần 20 năm chiến tranh ác liệt, chiến đấu gian khổ của cả dân tộc. Nhân lễ kỷ niệm này, tôi xin tri ân các chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh vì sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

Hiệp định Paris là thắng lợi của cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị và ngoại giao của Việt Nam, đồng thời là thắng lợi của phong trào thế giới đoàn kết ủng hộ Việt Nam. Có thể nói sự đoàn kết, ủng hộ mạnh mẽ của thế giới đã đem lại sức mạnh cho Việt Nam ở trên chiến trường và trên bàn đàm phán. Tôi xin thay mặt cho nhân dân Việt Nam gửi đến đại biểu đại diện phong trào thế giới ủng hộ Việt Nam lời cảm ơn chân thành”, bà Nguyễn Thị Bình nói.

Nguyên Phó Chủ tịch nước cũng cho rằng, yếu tố quyết định dẫn tới thắng lợi của Hiệp định Paris là sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Bà bày tỏ tin tưởng với lãnh đạo sáng suốt, truyền thống chiến đấu của dân tộc Việt Nam, Việt Nam sẽ phát triển mạnh và bền vững.

Sáu bài học đối ngoại quý báu

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Paris là một pho sách vô cùng quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam với nhiều bài học mãi mãi còn nguyên giá trị, trong đó có những bài học đã trở thành triết lý, quan điểm xuyên suốt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

50 năm Hiệp định Paris: Thắng lợi của phong trào thế giới đoàn kết ủng hộ Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Lễ kỷ niệm (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam).

Trước hết, đó là bài học về kiên định độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, vì lợi ích quốc gia-dân tộc. Đây vừa là nguyên tắc nhất quán, vừa là bài học lớn của cách mạng Việt Nam nói chung và đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Paris nói riêng.

Thứ hai, bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sức mạnh dân tộc kết hợp với sự đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân thế giới đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của mình.

Thứ ba, bài học về kiên định mục tiêu, nguyên tắc, song cơ động, linh hoạt sách lược theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Mục tiêu và nguyên tắc của chúng ta là độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, tôn trọng chủ quyền quốc gia. Sách lược của chúng ta là “vừa đánh, vừa đàm”, sáng tạo, linh hoạt điều chỉnh tùy theo từng vấn đề, từng thời điểm, từng đối tác trên cơ sở kiên định mục tiêu chiến lược.

Thứ tư, bài học về phong cách, nghệ thuật đối ngoại và ngoại giao mang đậm tư tưởng, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh như bài học về nghiên cứu, đánh giá và dự báo tình hình, “biết mình, biết người”, “biết thời, biết thế”; về biết giành thắng lợi từng bước để đi đến thắng lợi cuối cùng; về tạo dựng và nắm bắt thời cơ để chuyển hóa thắng lợi trên chiến trường thành thắng lợi trên bàn đàm phán; về kết hợp tài tình giữa chiến lược và sách lược, giữa chính trị-quân sự và ngoại giao, giữa ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân, giữa độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế, giữa các lực lượng ngoại giao của miền Bắc và miền Nam, tuy hai mà một, tuy một mà hai,...

Thứ năm, bài học về chủ động, tích cực xây dựng lực lượng ngoại giao, trong đó cán bộ là khâu then chốt. Từ Hội nghị Geveva năm 1954 đến Hội nghị Paris, đội ngũ cán bộ ngoại giao Việt Nam đã trưởng thành vượt bậc, có phẩm chất cách mạng, được trang bị kiến thức đối ngoại, phương pháp, kỹ năng và nghệ thuật đàm phán. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn lựa, rèn luyện và tin tưởng giao trách nhiệm cho những cán bộ xuất sắc tham gia mặt trận ngoại giao, góp phần rất quan trọng làm nên thắng lợi tại Hội nghị Paris.

Thứ sáu, bài học bao trùm là sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta nói chung và mặt trận ngoại giao nói riêng. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, phát huy truyền thống giữ nước của dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh, đánh giá chính xác thực tiễn cách mạng trong nước và tình hình quốc tế, Đảng ta đã đề ra chủ trương, đường lối và sách lược cách mạng đúng đắn, mở ra mặt trận ngoại giao chủ động tiến công, phối hợp chặt chẽ và thống nhất với các mặt trận chính trị, quân sự, “vừa đánh, vừa đàm”, tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành toàn thắng.

Ngoài những bài học nổi bật nói trên, theo Bộ trưởng, còn nhiều bài học phong phú từ Hội nghị Paris, nhất là các bài học về phong cách, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao, cần tiếp tục được nghiên cứu, đánh giá và tổng kết để truyền lại cho các thế hệ ngày nay và mai sau.

"Từ một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình, có vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao, có chính trị-xã hội ổn định, có nền kinh tế phát triển năng động, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện.

Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 190 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược với 17 nước và quan hệ đối tác toàn diện với 13 nước; có quan hệ kinh tế với hơn 230 quốc gia, vùng lãnh thổ; đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới. Việt Nam cũng là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM…".

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Sự ủng hộ của thế giới dành cho Việt Nam

Tại lễ kỷ niệm, bà Hélène Luc, Thượng Nghị sỹ danh dự, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Pháp-Việt khẳng định, dù 50 năm đã trôi qua kể từ ngày ký Hiệp định Paris 27/1/1973, nhưng những tình cảm và niềm vui trong bà vẫn vẹn nguyên.

Theo bà, toàn thể thế giới đã hân hoan chào đón thắng lợi của dân tộc Việt Nam, chiến thắng đúc kết từ tinh thần anh dũng của nhân dân và từ sự hỗ trợ của Liên Xô và Trung Quốc cũng như sự ủng hộ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Bà Hélène Luc kể: “Tôi còn nhớ rõ khuôn mặt của Bộ trưởng Xuân Thủy và nụ cười đã đi vào lịch sử của ông, nụ cười của ông Lê Đức Thọ thoáng chút lo âu. Ông là người phụ trách liên lạc giữa Hà Nội và thành phố Choisy-le-Roy (nơi ở của hai đoàn đàm phán). Tôi cũng nhớ rõ khuôn mặt xinh đẹp của bà Nguyễn Thị Bình. Họ đã chinh phục trái tim nhân dân Pháp bằng lòng quả cảm, tính kiên trì và trí tuệ của mình”.

Bà cũng điểm lại sự phối hợp chí tình, khăng khít giữa đoàn đàm phán của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam với Đảng Cộng sản Pháp: “Cụ thể cần đảm bảo các điều kiện ăn ở, làm việc tốt nhất cho các đoàn đàm phán với các thành viên đang phải sống xa gia đình. Hơn nữa, cần phát động phong trào đoàn kết để ủng hộ đoàn đàm phán. Điều này không chỉ nhằm khích lệ tinh thần của đoàn, mà còn chỉ rõ cho người Mỹ thấy sự ủng hộ, không chỉ của Pháp, mà còn của cả châu Âu, châu Mỹ và toàn thế giới cho nhân dân Việt Nam”.

50 năm Hiệp định Paris: Thắng lợi của phong trào thế giới đoàn kết ủng hộ Việt Nam
Bà Hélène Luc, Thượng nghị sỹ danh sự, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Pháp-Việt phát biểu tại Lễ kỷ niệm (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam).

Bà nhấn mạnh sự ủng hộ của chính trị gia và nhân dân nước Pháp dành cho phái đoàn Việt Nam trong đàm phán Hiệp định Paris. Chính Tướng Charles De Gaulle, người từng chịu trách nhiệm khi để nổ ra chiến tranh Đông Dương năm 1954, đã cảnh báo Tổng thống Mỹ: “Các ông đừng phiêu lưu trong cuộc chiến này, sẽ chẳng bao giờ thắng được đâu!”. Ông cũng đã dành sự hỗ trợ quý báu dành cho Phái đoàn Việt Nam về chính trị với sự tham gia của Vụ trưởng Vụ Á-Úc, Bộ Ngoại giao Froment Maurice và Bộ trưởng Ngoại giao Maurice Schumann và sự ủng hộ về vật chất và an ninh cho phái đoàn.

Năm 1968, tại Pháp đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình lớn của nhân dân yêu chuộng hòa bình ủng hộ Việt Nam, đặc biệt là ngày chống chủ nghĩa thực dân 17-18/1 quy tụ 60.000 người tại khu Latinh (quận 5-6 tại Paris). Trong tất cả các cuộc biểu tình, khẩu hiệu “Hồ Chí Minh sẽ thắng, Hòa bình cho Việt Nam” đều được hô vang. Nhà sử học-văn hóa Jean Francois Sirinelli đã nói “Chiến tranh Việt Nam là một sự kiện quốc tế có tiếng vang trên toàn thế giới xét về tính chất và độ dài của cuộc chiến”.

Vào ngày 27/1/1973, khi thông báo được chờ đợi vang lên trên các phương tiện truyền thông, Hội đồng Thành phố Choisy-le-Roy đã nhóm họp. Thị trưởng Louis Luc báo tin vui và tuyên bố: “Xin vinh danh những người chiến sĩ Việt Nam anh dũng cũng như tất cả những người đã ủng hộ họ. Tôi thấy rằng chúng tôi nợ dân tộc Việt Nam của các bạn, một dân tộc từ lâu bị áp bức dưới danh nghĩa nước Pháp, sắp tới chúng tôi sẽ giúp Việt Nam tái thiết”.

Và những ngày sau đó, Choisy-le-Roy kết nghĩa với Đống Đa, quận bị tàn phá gần như hoàn toàn trong các trận oanh tạc, và chỉ vài tháng sau, một trại trẻ mồ côi và một trường học đã được xây lại.

Thay mặt tuổi trẻ ngành ngoại giao, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Ngoại giao Nguyễn Đồng Anh bày tỏ niềm xúc động, trân trọng và tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc. Anh cho biết, tuổi trẻ ngoại giao ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình, phải ra sức gìn giữ và phát huy cho bằng được những thành quả cách mạng vĩ đại đó.

Hiệp định Paris truyền tải thông điệp hòa bình Hiệp định Paris truyền tải thông điệp hòa bình
Hoạt động kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris cho thấy sức mạnh của tình đoàn kết Hoạt động kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris cho thấy sức mạnh của tình đoàn kết
Thành Luân - Huy Sơn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Học viện hành chính công Kazakhstan

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Học viện hành chính công Kazakhstan

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Học viện hành chính công trực thuộc Tổng thống Kazakhstan.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH", nêu rõ những giải pháp quan trọng trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Tạp chí Thời đại trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Hội nghị 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng

Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Hội nghị 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tại điểm cầu Trung ương.
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài long trọng tổ chức Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.

Đọc nhiều

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan

Ngày 19/5, tại tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan), Lễ kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức trang trọng tại Khu tưởng niệm Bác Hồ ở làng Nachok (Bản Mạy), nơi Người từng sống và hoạt động cách mạng từ năm 1928 đến 1930.
32 đội tham gia Giải bóng đá của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

32 đội tham gia Giải bóng đá của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 18/5, tại sân vận động Redsland TP Saitama, Nhật Bản đã diễn ra giải thi đấu bóng đá của cộng đồng người Việt đang học tập, làm việc và sinh sống tại đây. Giải đấu do Tổ chức giao quốc tế Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
Ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (thuộc ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam).
Tổng Bí thư Tô Lâm: Thắp lên ngọn lửa Đổi mới-Khát vọng-Hành động

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thắp lên ngọn lửa Đổi mới-Khát vọng-Hành động

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ nhìn về tương lai, chúng ta xác định rõ: muốn phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam không thể đi theo lối mòn cũ. Chúng ta phải dám nghĩ lớn, hành động lớn, thực hiện những cải cách lớn với quyết tâm chính trị cao nhất và nỗ lực bền bỉ nhất.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động