400 lưu học sinh Lào được người Việt nhận làm con nuôi tại thị xã Sơn Tây (Hà Nội)
Phạm Lý 24/04/2021 08:39 | Bốn phương kết nghĩa


5 năm - 400 lưu học sinh Lào được cha mẹ người Việt nhận là con đỡ đầu
Phát biểu tại lễ ra mắt, cô giáo Chu Kim Phượng nhấn mạnh mục đích của chương trình là các em LHS Lào khi học tập tại trường Hữu Nghị 80 sẽ có cha mẹ đỡ đầu và gia đình thứ 2. Vào các ngày nghỉ hoặc ngày trong tuần các em sẽ đến thăm cha mẹ đỡ đầu, cùng tham gia các hoạt động của gia đình, để tiếp xúc giao lưu làm quen với các phong tục tập quán và cuộc sống tại gia đình. Đây cũng là cơ hội để các LHS Lào rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Việt, trao đổi ngôn ngữ và văn hóa, góp phần nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt, từ đó kết nối tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa 2 dân tộc Việt Lào.
Sức lan toả của chương trình nhận con đỡ đầu đã phát triển rất tốt trong Chi hội hữu nghị Việt Nam-Lào thị xã Sơn Tây. Được biết, trong năm học 2016 – 2017 đã có 8 cha mẹ đỡ đầu cho 40 con em LHS Lào tại trường Hữu nghị 80. Năm học 2017 – 2018 đã có có 17 cha mẹ nhận đỡ đầu 85 con em LHS Lào. Năm học 2018 - 2019 có 15 cha mẹ nhận đỡ đầu 75 con em LHS Lào. Năm 2019 - 2020 có 17 cha mẹ nhận đỡ đầu 85 con em LHS Lào và mới đây năm học 2020 – 2021 có 18 cha mẹ nhận đỡ đầu 90 con em LHS Lào. Trong 5 năm qua tổng cộng đã có 75 lượt cha mẹ nhận đỡ đầu gần 400 LHS Lào đã được nhận là con đỡ đầu.
![]() |
Năm học 2020 – 2021 có 18 cha mẹ trong Chi hội hữu nghị Việt Nam-Lào thị xã Sơn Tây nhận đỡ đầu 90 con em LHS Lào. |
Được biết, hầu hết các thành viên trong Chi hội hữu nghị Việt Nam-Lào thị xã Sơn Tây đều được sinh ra và lớn lên trên đất nước Lào. Chính vì thế, được nhận các em lưu học sinh Lào làm con nuôi, thêm thành viên mới trong gia đình đây là niềm hạnh phúc lớn của gia đình cũng như gia đình các thành viên trong Chi hội.
Vào các ngày nghỉ hoặc ngày trong tuần các em sẽ đến thăm cha mẹ đỡ đầu, cùng tham gia các hoạt động của gia đình, để tiếp xúc giao lưu làm quen với các phong tục tập quán và cuộc sống tại gia đình. Đây cũng là cơ hội để các LHS Lào rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Việt, trao đổi ngôn ngữ và văn hóa, góp phần nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt, từ đó kết nối tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa 2 dân tộc Việt - Lào.
Minh chứng cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt giúp đỡ lẫn nhau giữa 2 dân tộc Việt– Lào
Nhiều năm qua, gia đình ông Phan Văn Bốn, Chi hội trưởng Chi hội hữu nghị Việt Nam-Lào thị xã Sơn Tây nhận nuôi hàng chục sinh viên Lào học tập tại trường Hữu nghị 80. Ông Bốn cũng có xuất thân rất đặc biệt, đó là do điều kiện công tác của bố mẹ nên ông được sinh ra ở Viêng Chăn (Lào), sau đó 2 tuổi ông sang Thái Lan và 17 tuổi ông trở về Việt Nam sinh sống. Vì vậy, đất nước Lào cũng là quê hương thứ 2 của ông. Việc nhận nuôi, giúp đỡ lưu học sinh Lào, cũng là cách để ông tri ân, trả nghĩa ân tình những năm tháng đã lớn lên ở xứ sở triệu voi.
![]() |
Gia đình ông Phan Văn Bốn, Chi hội trưởng Chi hội hữu nghị Việt Nam-Lào thị xã Sơn Tây bên các con nuôi sinh viên Lào. |
"Thực tế, một số con em LHS Lào không được nhà trường phân công, đã tự tìm đến cha mẹ xin được làm con đỡ đầu, chúng tôi thật cảm động và cảm kích trước tình cảm của các con. Sau 1 năm học tập ở trường, các con em lại toả đi học tập tiếp tại các trường đại học hoặc học sau đại học ở khắp nơi trong cả nước nhưng vẫn thường xuyên liên lạc với cha mẹ đỡ đầu hoặc có dịp được nghỉ lại đến thăm cha mẹ đỡ đầu, tham nhà trường cũ. Với các con đã học xong trở về nước công tác vẫn thường xuyên liên lạc với cha mẹ đỡ đầu ở Việt Nam. Đã có gia đình bố mẹ đỡ đầu đến tận trường dự lễ nhận bằng thạc sĩ của các con", ông Bốn chia sẻ.
![]() |
Cô Trần Thị Hồng Lý (áo đen ở giữa) đã nhận 30 người con nuôi là du học sinh Lào. |
Sau 5 năm nhận làm cha mẹ đỡ đầu là lưu học sinh Lào tại Trường hữu nghị 80, đến nay cô Trần Thị Hồng Lý đã có 30 người con nuôi. Cô cho biết khi đón các con về, gia đình giúp các con tìm hiểu thêm về phong tục, tập quán, văn hóa, ẩm thực Việt. Đặc biệt là hỗ trợ các con nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thành thạo. Nguyên là giáo viên dạy học sinh 5 tuổi tại Học viện Hậu cần nên kinh nghiệm dạy tiếng Việt của cô Hồng Lý cũng thuận lợi khi dạy tiếng Việt cho các con nuôi. Ngoài ra, cô cũng cho biết mình hay tâm sự với các con cách giao tiếp, cách ứng xử, khuyên các con tập trung học tập và rèn luyện.
Hay như cô Trần Thị Bích Liên cũng đã nhận đỡ đầu 27 lưu học sinh Lào. Cô Bích Liên cho biết các con nuôi lưu học sinh Lào sống giản dị, chất phát, chân thành và tình cảm, sống có trước có sau, chính vì thế các cha mẹ nuôi đều quý mến.
![]() |
Cô Bích Liên (áo dài xanh) bên các con nuôi của mình. |
Em Touada Yang, trưởng đoàn LHS Lào thay mặt các LHS chia sẻ: "Những LHS sống xa nhà, xa quê hương như chúng em đã nhận được sự quan tâm sâu sắc không chỉ của Đảng, Chính phủ hai nước mà chúng em còn nhận được sự quan tâm của chính quyền các địa phương, các tổ chức đoàn thể của Việt Nam".
Việc các lưu học sinh Lào được các gia đình thị xã Sơn Tây nhận hôm nay là minh chứng cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt giúp đỡ lẫn nhau từ bao đời nay giữa 2 dân tộc Việt Nam – Lào, mãi mãi xanh tươi đời đời bền vững.


Truyền hình
Đáng chú ý
Gìn giữ nét đẹp văn hóa ở Khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng


Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài sẽ viện trợ thêm 2 triệu USD cho Lào Cai

Bộ sách Biển đảo Việt Nam góp phần nâng cao ý thức chủ quyền dân tộc
Bài viết mới
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài sẽ viện trợ thêm 2 triệu USD cho Lào Cai

Thắt chặt, cũng cố mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa 2 tỉnh Attapu (Lào) và Thừa Thiên Huế

Chuyên đề

Giao lưu hữu nghị quốc tế năm 2023

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.