
40 quốc gia họp bàn về chống biến đổi khí hậu
![]() |
Biến đổi khí hậu là vấn đề đặt ra cho các nước trên thế giới. |
Phát biểu tại cuộc họp diễn ra hôm 18/7, Đặc phái viên về khí hậu của Đức, bà Jennifer Morgan, cho biết nhiều nước nghèo nhất và dễ bị ảnh hưởng nhất trên thế giới hiện đang hứng chịu tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
Bà Jennifer Morgan nhấn mạnh: “Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để hỗ trợ họ thích ứng với những tác động này khi họ gặp phải những tổn thất và thiệt hại thực sự. Chúng ta cũng cần phải thể hiện sự đoàn kết hơn nữa”.
Các nước đang phát triển vẫn đang chờ các nước giàu có viện trợ 100 tỷ USD/năm để ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là mục tiêu mà các nước đang phát triển từng dự kiến đạt được trước năm 2020.
Tuy nhiên, những nước phát thải lớn trên thế giới lâu nay phản đối ý kiến cho rằng họ phải bồi thường những thiệt hại mà họ đã gây ra cho hành tinh do phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Về phần mình, Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26) tại Glasgow (Vương quốc Anh), ông Alok Sharma, cho biết nhiều khu vực của châu Âu đang hứng chịu nắng nóng như thiêu đốt và đây cũng là tình cảnh chung của hàng triệu người trên khắp thế giới. Theo đó, quan chức Anh kêu gọi các đặc phái viên cần đẩy nhanh hành động vì khí hậu.
Tại cuộc họp, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry tuyên bố: “Vào những thời điểm bấp bênh này, chúng ta có trách nhiệm là phải hành động khẩn trương để đảm bảo rằng hành động vì khí hậu vẫn là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự quốc tế và thực trạng hiện nay không được xem là lý do để lùi bước hoặc từ bỏ những cam kết trước đây, đặc biệt là những cam kết liên quan đến việc hỗ trợ các nước đang phát triển”.
Trong khuôn khổ hội nghị diễn ra hai ngày tại Berlin, các phiên thảo luận kín được tổ chức, trong đó các chuyên gia sẽ trình bày trước các bộ trưởng về hậu quả của biến đổi khí hậu, sau đó chia thành các nhóm nhỏ để thảo luận.
Các nhà tổ chức coi sự kiện này là cơ hội để các quốc gia giàu và nghèo xây dựng lại lòng tin trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu năm 2022 (COP27) tại Ai Cập vào tháng 11/2022, sau khi các cuộc thảo luận về kỹ thuật hồi tháng trước đạt được ít tiến triển về những vấn đề quan trọng như viện trợ cho những nước đang phát triển để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tin bài liên quan

Hà Giang: tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu vào chương trình Trường học an toàn

Canada hỗ trợ địa phương trong giáo dục STEM về biến đổi khí hậu

Trao giải cho những giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu
Các tin bài khác

Trung Quốc trước áp lực thuế quan: Thách thức hay cú hích tự cường?

Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Giáo hoàng Francis qua đời

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm
Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Học viên Thái Lan, Lào tham gia khóa học tiếng Việt cơ bản

Trung Quốc trước áp lực thuế quan: Thách thức hay cú hích tự cường?

Lan tỏa tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc qua những “địa chỉ đỏ” ghi dấu ấn lịch sử của nhân dân hai nước
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Hải quân Vùng 5 lan tỏa văn hóa đọc, bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Quân chủng Hải quân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam

Nâng cao nhận thức về biển, đảo cho phụ nữ tỉnh Kiên Giang
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
