3 nhóm đối tượng bắt buộc tăng mức đóng BHXH, BHYT bảo hiểm thất nghiệp từ 1/7
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Sẽ tăng chế tài xử phạt chủ doanh nghiệp chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội Để xử lý chủ doanh nghiệp chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, cần sửa Luật Bảo hiểm xã hội, trong đó quy định rõ khái niệm, phạm vi hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, áp dụng một số chế tài mạnh mẽ hơn đối với hành vi này. |
Người lao động tại doanh nghiệp nào có mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cao nhất? Tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động tại doanh nghiệp có xu hướng tăng lên hàng năm. Trong đó, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động cao nhất thuộc về doanh nghiệp Nhà nước. |
Tăng mức đóng BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN với một số nhóm tham gia từ ngày 1/7 tới theo lương cơ sở mới (Ảnh minh họa). |
Theo đó, lương cơ sở mới tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng được áp dụng từ ngày 1/7, nên cơ sở tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN cũng tăng theo áp dụng đối với 3 nhóm đối tượng.
Nhóm 1 bao gồm người lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, bảo hiểm TNLĐ-BNN thuộc đối tượng áp dụng mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng quy định tại Điều 2 làm căn cứ tính mức lương, mức phụ cấp làm căn cứ đóng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 24/2023/NĐ-CP.
Nhóm 2 bao gồm người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người hưởng chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2, khoản 4 Điều 123 Luật BHXH năm 2014 tham gia BHXH bắt buộc mà trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hoặc trước khi hưởng chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: Đã có quá trình tham gia, đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định; Chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.
Nhóm 3 bao gồm viên chức quản lý chuyên trách, Bí thư đảng ủy chuyên trách, Phó Bí thư đảng ủy, Chủ tịch công đoàn chuyên trách tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, theo hệ số mức lương quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Người tham gia BHXH tự nguyện chọn mức lương tính đóng cũng tăng lên tối đa 36 triệu đồng/tháng (bằng 20 lần lương cơ sở).
Với BHYT, áp dụng lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng tính mức đóng BHYT với các nhóm tham gia BHYT do ngân sách nhà nước đảm bảo. Trường hợp được cấp thẻ BHYT trước ngày 1/7, cơ quan BHXH điều chỉnh tăng mức đóng theo lương cơ sở mới từ ngày 1/7.
Với trường hợp tham gia BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng, hoặc tham gia BHYT theo diện hộ gia đình nếu tham gia từ ngày 1/7 trở đi thì tính đóng theo lương cơ sở mới là 1,8 triệu đồng/tháng; trường hợp đã tham gia và cấp thẻ BHYT trước ngày 1/7, không phải đóng bổ sung theo lương cơ sở mới.
Người tham gia BHXH, BHYT, BHTN hưởng lợi từ chuyển đổi số Công nghệ xác thực sinh trắc dựa trên thông tin sinh trắc được tích hợp trên CCCD gắn chip và trên dữ liệu của CSDL quốc gia về dân cư giúp hạn chế, ngăn chặn tình trạng trục lợi khi đóng, hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN. Đây là một trong những kết quả của quá trình chuyển đổi số của ngành BHXH. |
Qua 5 tháng đầu năm 2023: Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN ước đạt 178.772 tỷ đồng Qua 5 tháng đầu năm 2023, ngành BHXH Việt Nam hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Theo đó, công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN đạt và tăng so với cùng kỳ năm 2022 với khoảng 17,47 triệu người tham gia BHXH. |