3 hướng đi mới trong phát triển con người tại châu Á - Thái Bình Dương
Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực vào phục hồi kinh tế và phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương Nhận lời mời của Lãnh đạo Cấp cao và Chính phủ Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn Kinh tế phương Đông tổ chức tại thành phố Vladivostok, Liên bang Nga vào ngày 7/9/2022 theo hình thức phát biểu ghi hình. |
ADB công bố quỹ chống biến đổi khí hậu quy mô hàng tỷ USD cho châu Á - Thái Bình Dương Các đối tác ban đầu của IF-CAP là Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. |
UNDP vừa công bố Báo cáo Phát triển con người châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 với tựa đề "Xây dựng tương lai của chúng ta: Hướng đi mới cho phát triển con người tại châu Á - Thái Bình Dương".
Theo báo cáo, mặc dù khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể sẽ chiếm tới 2/3 sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2023 nhưng sự chênh lệch về thu nhập và tài sản đang ngày càng trầm trọng. Tại Nam Á, nơi 10 % số người giàu nhất chiếm hơn một nửa tổng thu nhập toàn khu vực thì vẫn có hơn 185 triệu người tiếp tục sống trong cảnh nghèo cùng cực, chỉ kiếm được chưa đến 2,15 USD/ngày.
Lực lượng lao động không chính thức lớn của khu vực – khoảng 1,3 tỷ người – đang bị bỏ lại phía sau. Nhiều người lao động gặp bế tắc khi phải làm các công việc có chất lượng thấp vì khu vực chính thức không cung cấp được cơ hội việc làm bền vững cho họ.
Bà Kanni Wignaraja - Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc, Giám đốc UNDP tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương |
Bà Kanni Wignaraja - Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc, Giám đốc UNDP tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương - cho biết: “Để vượt qua những thách thức hiện tại, chúng ta phải ưu tiên việc đầu tư vào phát triển con người. Mỗi quốc gia sẽ định hình con đường riêng của mình để thực hiện điều đó. Bằng cách thúc đẩy một chính sách đặt con người lên hàng đầu và các chiến lược tăng trưởng thông minh ưu tiên các tài nguyên thiên nhiên, chúng ta có thể mở ra một tương lai không chỉ an toàn hơn, hòa bình hơn mà còn bền vững và thịnh vượng hơn cho hàng triệu người khác”.
Để mang lại sự thay đổi đó, báo cáo khuyến nghị 3 hướng đi mới trong phát triển con người: đặt con người vào trọng tâm của sự phát triển; điều chỉnh lại các chiến lược tăng trưởng để tạo thêm việc làm và tôn trọng môi trường; tập trung không ngừng vào cải cách chính trị và cách tiếp cận khoa học để biến ý tưởng thành hiện thực.
Bình đẳng giới là một lĩnh vực cần cải thiện. Ảnh minh họa |
Chiến lược lấy con người làm trọng tâm cần bắt đầu bằng việc mở rộng khả năng lựa chọn cho người dân, giải quyết các vấn đề trong hệ thống để không ại bị bỏ lại phía sau, đề cao phẩm giá con người và xây dựng năng lực. Báo cáo cho biết, chỉ riêng việc thúc đẩy bình đẳng giới có thể tăng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của khu vực thêm 4,5 nghìn tỷ USD vào năm 2025.
Để đưa ra một lộ trình mới, các chính phủ cần phải có sự chuẩn bị phù hợp cho tương lai để đối phó với những thách thức phía trước. Báo cáo phân tích rằng, để tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ cần ưu tiên tăng cường vai trò lãnh đạo, quản trị linh hoạt hơn và hiệu quả hơn.
Đối thoại châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 10: Thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng Tại thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ và Việt Nam đã nhất trí tổ chức vòng Đối thoại châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 10 ở Việt Nam vào năm 2023. |
Việt Nam có thêm hai Di sản tư liệu được ghi vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, vào lúc 12 giờ 30 (10 giờ 30 giờ Việt Nam) ngày 26/11/2022 tại Kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO (MOWCAP) diễn ra ở Thành phố Andong (Hàn Quốc), đã thông qua hai hồ sơ "Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng" và "Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943)" là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. |