Trang chủ Gia đình Việt
18:01 | 20/07/2022 GMT+7

15 đặc sản không thể bỏ qua khi đến Kon Tum

aa
Kon Tum không chỉ là vùng đất có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hóa các dân tộc thiểu số đặc sắc mà còn là nơi có những món ăn vô cùng hấp dẫn, độc đáo.
Ẩm thực – ‘Đại sứ’ quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới Ẩm thực – ‘Đại sứ’ quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới
Nhiều năm qua, ẩm thực đã trở thành con đường ngắn nhất để quảng bá văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
10 món ăn phổ biến của ẩm thực Azerbaijan 10 món ăn phổ biến của ẩm thực Azerbaijan
Thiên nhiên và đất đai tại Azerbaijan đã ban tặng cho cư dân của đất nước này nhiều loại rau củ, trái cây, gia vị và các loại thảo mộc. Tất cả đều được sử dụng để tạo nên nét riêng biệt cho nền ẩm thực nước này.

Bún đỏ cao nguyên

Bún đỏ cao nguyên là một trong những món ăn ngon tại Kon Tum mà bạn không nên bỏ lỡ. Khác với những món bún như bún bò, bún chả cá, hay bún mắm,… bún đỏ cao nguyên đơn giản hơn từ cách chế biến đến cách thưởng thức.

Nguyên liệu chính của món bún đỏ cao nguyên chính là cua đồng, một ít chả viên cùng trứng cút luộc. Tuy là món đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm nên một tô bún đỏ cao nguyên hấp dẫn từ màu sắc cho đến mùi vị.

Bún đỏ cao nguyên.

Bún đỏ cao nguyên ấn tượng ngay từ đầu với màu hơi đỏ của hạt điều, rồi màu đỏ au bắt mắt của từng miếng cà chua, đặt cạnh màu xanh tươi non của đĩa rau sống, hay màu nâu của chả cá, của riêu cua, màu trắng của trứng cút luộc. Tất cả hòa hợp làm nên một tô bún ngon từ ánh mắt!

Nếu nhìn qua nhiều người sẽ lầm tưởng món bún đỏ cao nguyên là bún riêu, hay canh bún được bày bán ở nhiều phố thị. Nhưng điểm khác của bún đỏ cao nguyên chính là ăn kèm với rau cần đước, với giá cùng mỡ hành, mỡ tóp, và trứng cút luộc.

Về Kon Tum du khách có thể tìm bún đỏ cao nguyên ở một nhà hàng sang hoặc một chiếc xe đẩy, một đôi quang gánh. Và lúc nào những nơi có bún đỏ cao nguyên cũng tấp nập người vào ra thưởng thức. Họ thường tìm đến những quán bún đỏ cao nguyên những buổi chiều trời se se lạnh, vừa xì xụp húp, vừa đón nhận cái không khí ở nơi cao nguyên này.

Gỏi lá

Quả đúng như tên gọi, món gỏi lá này toàn… lá. Chỉ một món ăn mà bày kín mâm, bởi gỏi lá “đúng chất” có tới 40-50 loại, từ các loại rau quen thuộc như: lá cải, tía tô, đinh lăng, lá sung, lá mơ, hành, rau húng… đến các loại lá ít xuất hiện trong bữa ăn như: lá xoài, lá ổi, lá chua, lá chùm ruột, ngũ gia bì… và rất nhiều loại lá là riêng biệt của Tây Nguyên mà nhiều người chưa biết hết tên.

Gỏi cá.

Giữa “mâm lá” là đĩa thức ăn ăn kèm. Thịt ba chỉ luộc, thái mỏng sao cho mỡ và thịt vừa đủ, không quá ngấy. Vài lát cá chép, tôm luộc, bì lợn. Đặc biệt có thêm đĩa tiêu nguyên hạt, muối hạt. Thứ đặc biệt và kỳ công nhất của món gỏi lá này là nước chấm được là từ gạo nếp, tôm khô, thịt ba chỉ, mẻ, sa tế.

Thưởng thức món này cũng cần có kiểu cách, không vội vã “vơ” hết các lá mà phải theo đúng quy trình. Trước tiên, lấy lá cải hoặc lá mơ làm lá cuốn, sau đó cho thêm lá chua và vài lá khác tùy lựa chọn của người ăn, cuốn thành cái phễu nhỏ, bỏ miếng thịt ba chỉ, tôm, bì lợn… vào trong “phễu”, nhất định phải cho thêm hạt tiêu và hạt muối, một chút nước chấm. Mỗi lần cuốn lá là những loại lá khác nhau, tạo nên những hương vị khác nhau, khi thì chua chua lá xoài, khi thì bùi bùi lá sung, chan chát lá ổi.

Rượu ghè

Nếu bạn có dịp đi du lịch Kon Tum, khám phá ẩm thực địa phương thì đừng bỏ qua một lần nếm thử rượu ghè. Rượu ghè là thức uống đặc biệt của những đồng bào dân tộc ở miền núi này. Chất men cay tự nhiên này trở thành hương vị không thể thiếu trong nhiều lễ hội của họ và trở thành “đặc sản” của riêng những du khách miền xuôi khi ngược lên nơi này du ngoạn.

Rượu ghè.

Nguyên liệu chính của rượu ghè được làm từ gạo nếp hoặc sắn, và một loại men đặc biệt được làm từ nhiều lá cây rừng, được ủ kín trong một thời gian dài để lúc mang ra cho từng vị ngọt lịm.

Người ta cho rằng, rượu ghè có một hương vị rất riêng mà không loại rượu nào có được, bởi loại men ủ rượu được làm từ nhiều loại rễ cây, lá cây mà người dân tộc nơi đây tìm trong rừng sâu. Loại men đặc biệt đó khi ủ lên tạo nên hương vị rất riêng, hương vị của đại ngàn. Ngày nay, rượu ghè được chế biến bởi nhiều loại men chợ, tuy cũng vị ngọt nhưng mất hẳn chất đại ngàn như trước. Với đồng bào dân tộc nơi đây, để làm nên một hũ rượu ghè đặc trưng thì phải đủ trên 20 loại lá, rễ cây rừng.

Sau khi đem những lá, rễ cây đặc biệt trên về họ sẽ giã nhuyễn, đem trộn với nhau để tạo vị ngọt, sau đó phơi khô để khi dùng chỉ cần bóp tơi. Mỗi lần nấu chỉ việc lấy men này đem rắc đều chiếc ghè có sẵn gạo, ngô… theo một tỉ lệ thích hợp, sau đó bịt kín bằng lá chuối, ủ quá 15 ngày là dùng được. Và đặc biệt, rượu ghè ủ càng lâu hương vị càng thơm nồng nàn.

Rượu ghè trở thành một đặc sản Kon Tum làm quà nói riêng và đặc sản của Tây Nguyên nói chung. Người ta bảo nếu lên đây mà chưa thưởng thức rượu ghè thì xem như niềm vui giảm nửa. Bởi qua cách uống, qua hương vị ẩn giấu phía sau loại rượu này là cả một nét văn hóa đặc trưng lâu đời của đồng bào dân tộc, sẽ khiến người thưởng thức như cảm nhận nhiều hơn và thêm yêu thương hơn vùng Tây Nguyên gió lộng này.

Heo Măng Đen quay

Heo Măng Đen quay.

Giống heo Măng Đen (heo rẫy) của dân tộc bản địa. Heo được nuôi bằng thức ăn tự nhiên của núi rừng nên thịt săn chắc, thơm ngọt và rất bổ dưỡng. Con to nhất lúc trưởng thành cũng chưa đầy 20kg. Heo được làm sạch lông, mổ lấy nội tạng; sau đó tẩm ướp gia vị là các loại nguyên liệu từ núi rừng Măng Đen như ủ nén, ngò gai, gốc mùi, sả, ớt. Heo quay nguyên con bằng lửa than cho đến khi căng da vàng giòn rộm, tỏa mùi thơm phưng phức.

Cá chua

Cá chua là một món ăn để dự trữ của người dân vùng núi ở Kon Tum. Cách chế biến món ăn dân dã này khá dễ dàng, đầu tiên người dân sẽ chọn loại cá niệng đặc trưng, đây là một loại cá giống cá trôi có rất nhiều ở sông suối Tây Nguyên.

Những con cá niệng sau khi đánh hết vẩy, lấy ruột bỏ, rửa sạch mang, cắt thành từng khúc nhỏ chừng 2 đến 3 cm rồi để cho ráo nước. Khi cá đã khô nước sẽ được trộn cùng muối, lá bép, ớt, thính ngô. Tiếp tục đưa cá vào từng ống lồ ô khô, sạch rồi nút hai đầu thật kín rồi để lên gác bếp, đợi vài ngày là có món cá chua độc đáo.

Cá chua.

Trong ăn uống ở Kon Tum, với nhiều người, cá chua là một món ăn độc đáo, dẫn dã và điều đặc biệt là để càng lâu thì từng miếng cá lại càng thấm gia vị, nên khi nếm một miếng cá chua thực khách sẽ thấm được vị mặn của muối, vị cay của từng trái ớt rừng, vị ngọt dịu nhẹ của lá bép, cùng với hương thính ngô thơm lừng sau khi lên men cho vị chua độc lạ. Tất cả làm nên một món cá chua có một không hai, một hương vị rất riêng của vùng núi Tây Nguyên.

Cá gỏi kiến vàng

Đến huyện Sa Thầy, Kon Tum, nơi sinh sống của dân tộc Rơ Măm bạn phải thưởng thức món cá gỏi kiến vàng độc và lạ. Món ăn mới nghe tên nhiều người cảm thấy sợ nhưng khi được ăn rồi muốn ăn nữa.

Cá suối bắt loại vừa phải, bằng ba ngón tay, đem về làm sạch, băm nhuyễn, vắt cho cạn nước để đỡ mùi tanh. Kiến vàng chọn ổ kiến non, còn cả trứng đem về giã nhỏ để riêng. Lấy muối hột, ớt xanh, tiêu rừng trộn chung cá với kiến vào, thêm chút thính gạo bột gạo rang cháy xém, dậy lên mùi thơm. Khi ăn lấy lá sung cuốn lại vừa miếng và thưởng thức, vị ngọt của cá suối hòa vào vị béo của kiến non, vị cay xé của tiêu, ớt tạo nên hương vị ngon tuyệt vời.

Cá gỏi kiến vàng.

Rượu vang ngọt sim Măng Đen

Do vị trí địa lý của vùng miền núi Kon Tum và khí hậu luôn ở nhiệt độ 10 đến 15 độ C mỗi ngày đã cho ra những quả sim luôn tươi mát. Nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất rượu vang sim đặc sản Kon Tum là sim hoang dã, mọc tự nhiên ở các vùng cao của thôn Măng Đen thuộc tỉnh Kon Tum.

Mỗi năm cứ vào khoảng tháng 6 Dương lịch các đồng bào người dân tộc Cơ - Tu, Xê Đăng ở các vùng cao của thôn Măng Đen thuộc tỉnh Kon Tum lại rủ nhau vào rừng hái sim. Để đạt được chất lượng tốt buộc người hái sim phải hái vào thời điểm sáng sớm tinh sương. Từ nguồn nguyên liệu quý giá này kết hợp với công nghệ hiện đại sản xuất vang của Bordeaux (Pháp) đã được cải tiến và nguồn men chuyên sản xuất vang của nước Pháp, tất cả tạo nên cho rượu vang sim Măng Đen một hương vị mộc mạc tự nhiên của núi rừng nhưng không kém phần sang trọng cũng như đặc trưng của rượu vang chính hiệu.

Rượu vang sim Măng Đen.

Dế chiên Kon Tum

Có dịp nếu đến Kon Tum bạn đừng quên thưởng thức món đặc sản dế chiên để cảm nhận vị thơm, bùi, đậm đà mà không ngấy. Món ăn từ dế khá xa lạ với người đồng bằng, thế nhưng, với đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum, các món ăn chế biến từ dế đã trở nên quen thuộc, rất được ưa thích. Có rất nhiều loại dế như dế cơm, dế than, dế lửa nhưng để chế biến món ăn thì chỉ có dế cơm thì mới ngon được.

Để có một đĩa dế chiên vàng thơm cần trải qua nhiều công đoạn chế biến. Đầu tiên dế bắt về được rửa sạch, để ráo nước, sau đó cho vào chảo dầu đang sôi chiên lên. Bằng cách đó các bộ phận như đầu, chân… của dế trở nên giòn tan, còn phần thân dế lại không mất đi vị béo ngậy vốn có. Tiếp đó, để món dế có thêm hương vị, người ta nêm gia vị, bỏ thêm trái ớt, lá chanh, sả thái nhỏ vào rang chung. Khi cho các gia vị vào phải rang thật nhanh để lá chanh không bị mất đi màu xanh.

Dế chiên Kon Tum

Thịt chuột đồng

Người Jẻ Triêng ở huyện Đăk Glei còn có món đặc sản là thịt chuột đồng, được chế biến chủ yếu thành hai món là: Thịt chuột nướng và Chuột khô gác bếp. Mùa lúa nương chín vàng cũng là mùa chuột đồng béo ngậy, ngon nhất, người dân vào mùa săn bắt chuột. Cuộn nhanh một đống rơm khô, nổi lửa lên thui trụi lông, bằng cách này thịt chuột dậy mùi thơm và giữ nguyên vị ngọt.

Sau khi làm sạch lông, mổ bụng, lột bỏ nội tạng, nhanh chóng rửa qua nước, xát chút muối lên khắp mình chuột rồi lấy que tre xiên thẳng, đem ra nướng trên bếp than cho vàng, dậy mùi thơm lên. Ăn kèm với ít xoài rừng chua, làm chén muối tiêu rừng, cay nồng, rất thích hợp. Kiếm thêm ít rau dớn rừng, bỏ vào ống le, đổ chút nước, đem nướng trên bếp rơm, chỉ một chút là đã có món ăn ngon lành.

Thịt chuột đồng.

Cà đắng

Cà đắng là món ăn dân dã của người dân tộc thiểu số Kon Tum. Cà đắng mọc thành vạt ven những ngọn đồi, bờ suối, quả nhỏ như cà pháo hoặc quả hình thuôn dài, to hơn đốt tay, màu xanh sậm, sọc trắng dọc quả. Trước đây, cà đắng là cây mọc hoang nay được bà con dân tộc mang về trồng trong vườn nhà, trái to hơn, màu xanh nhạt, vị đắng giảm đi chút ít, dễ ăn hơn và phù hợp với khẩu vị nhiều người.

Cà đắng nướng có vị thơm ngon đặc biệt, cà đắng thành từng lát mỏng, xiên qua từng que đặt lên nướng, khi cà chuyển sang màu nâu sậm, dậy mùi thơm lan tỏa và vừa chín tới, vẫn còn giữ chút nước đắng, hơi dai dai, mềm mềm, chấm với muối tiêu rừng hoặc ăn kèm với thịt rừng nướng rất ngon. Ngoài ra cà đắng còn nấu thành nhiều món kho với tôm, tép bắt được dưới sông hay cà đắng um lươn, ếch, món nào cũng ngon, cũng dậy lên hương thơm quyến rũ. Những ai ăn cà đắng lần đầu đều có cảm giác không thoải mái với vị đắng nhân nhẫn của loại trái hoang dại, nhưng vài lần sẽ nghiền và khó quên hương vị độc đáo của nó.

Cà đắng.

Xôi măng

Chỉ là món xôi nấu từ gạo nếp quen thuộc, kết hợp khéo léo với măng rừng nhưng đã trở thành món điểm tâm sáng thân thuộc với mỗi người dân tại Kon Tum.

Cách làm xôi măng khá đơn giản và chẳng mấy cầu kỳ. Măng tươi sau khi được đào trên rừng về lột bỏ vỏ ngoài, rửa sạch và thái miếng vừa ăn. Qua công đoạn sơ chế để làm mất mùi ngái, măng được đem xào qua với gia vị để trở nên đậm đà. Gạo nếp chọn loại ngon đem ngâm trong nước muối loãng có pha thêm bột nghệ để lên màu khoảng 8 tiếng thì mang ra đồ chín.

Mang nét đặc trưng riêng trong vẻ quyến rũ của màu sắc với đôi chút vàng tươi của măng rừng, đặt trên bát xôi nếp màu nghệ, xôi măng hấp dẫn người qua lại bằng cả mùi thơm đặc biệt, khiến biết bao người đều nán lại chỉ để mua cho được gói xôi kịp giờ đi làm. Vô tình món ngon ấy trở thành thứ để níu chân người một lần qua phố núi Tây Nguyên.

Xôi măng.

Thịt nhím

Dân tộc Brâu có nhiều các món ăn được chế biến từ rau rừng, thịt thú rừng như: heo rừng, thịt dúi, chuột đồng…. trong đó phải kể đến các món từ con nhím vừa bổ, vừa ngon mà còn phong phú cách chế biến.

Thịt nhím với vị ngọt, tính lạnh có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Nhím nướng than hồng, thịt nhím nhồi ống lồ ô, canh xương nhím nấu bột bắp, nhím gói lá dong, … Món nào cũng độc đáo, thơm ngon bởi thịt nhím chắc, thơm, hầu như không có mỡ, lớp bì dày nhưng giòn.

Thịt nhím.

Cá tầm nấu măng

Tại cao nguyên Măng Đen, Kon Tum là vùng có nhiều hồ, nước mát lạnh quanh năm. Vì vậy, cá hồi, cá tầm được nuôi và sinh trưởng thuận lợi ở đây. Cá tầm là loại cá xương sụn, toàn bộ hệ thống xương của cá cũng như đầu cá đều cấu tạo từ sụn, thịt cá tầm trắng, dai, có vị béo ngậy, thành phần dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ.

Đến đây bạn được thưởng thức món cá tầm mới được bắt lên từ hồ tươi roi rói. Cá tầm được làm sạch, tẩm ướp gia vị từ các loại cây dược liệu của núi rừng Măng Đen, sau đó được hấp, um hoặc nướng, sấy… bằng than hồng, hoặc nấu với măng le rừng chua món nào cũng ngon tuyệt.

Cá tâm nấu măng.

Các món nướng trong ống lô ô

Với những nguyên liệu vốn có từ núi rừng, người dân tộc Ba Na ở Kon Tum chế biến thành những món ăn nướng trong ống lô ô rất độc và lạ. Sau khi rửa sạch các loại rau, cá sông, cá suối và các loại thịt gia súc, gia cầm băm nhỏ hoặc xắt thành sợi. Cà đắng, cà tím được xắt thành miếng. Cá mổ bỏ ruột, cắt thịt ra trộn rau rừng, măng rừng, sả, tiêu giã nhỏ cho vào ống lô ô. Còn thịt gia súc (trâu, bò, heo, dê) và gia cầm (gà, vịt) được thui trên bếp lửa rồi mới cạo hay vặt lông. Sau đó xẻ thịt, chặt từng khúc nhỏ, trộn gia vị cho vào ống lô ô để lên lửa than cây rừng nướng cho đến chín thơm phức hương vị độc đáo mà không có nơi nào có được.

Lá mì

Người dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) thường sử dụng lá mì vào những món ăn.

Cách chế biến đơn giản nhất và ít tốn kém nhất chính là lá mì muối chua, mà phải chọn lá mì ta, chứ không phải loại mì lai, mì nhật lá to nhưng ăn độc và không có vị ngon. Món này dùng như người Kinh ăn dưa muối, cà muối.

Từ lá mì chua, người Brâu chế biến ra nhiều món như: Gà rừng trộn lá mì chua, lá mì nấu cá khô, canh chua lá mì,…Món ngon nhất phải kể đến là gà rừng trộn mì chua. Món gà rừng trộn lá mì hiện diện trong mâm cơm thật dễ khiến người ta xuýt xoa không cưỡng lại được: màu xanh nâu của lá mì muối chua, thấp thoáng những miếng thịt gà rừng trắng, điểm thêm màu đỏ ớt hiểm. Vị chua gắt của lá mì muối, quyện với vị ngọt tự nhiên của thịt gà rừng tạo thành một hương vị đậm đà một cách hòa hợp và ngon miệng, ăn một miếng lại muốn nếm thêm miếng nữa, miếng nữa.

Những khi mùa mưa đến, không có thịt tươi, người Brâu lại chế biến lá mì với thịt khô (khô nai, khô cheo, khô bò…), giản dị nhất là lá mì nấu cá khô.

Cơm tấm - tinh hoa ẩm thực Sài Thành Cơm tấm - tinh hoa ẩm thực Sài Thành
Không chỉ có mặt ở thành phố mang tên Bác, cơm tấm còn xuất hiện ở khắp mọi tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng...Thậm chí, món đặc sản này còn "xuất ngoại" đến rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Và đặc biệt hơn cả, cơm tấm còn được truyền thông quốc tế vinh danh rất nhiều lần cũng như nhận được sự yêu thích của đông đảo bạn bè ở khắp nơi.
Hấp dẫn những món ăn đặc sản Cao Bằng Hấp dẫn những món ăn đặc sản Cao Bằng
Khách du lịch khi đến với vùng núi Cao Bằng sẽ có dịp thưởng thức những đặc sản, món ăn ẩm thực mang đậm nét riêng của địa phương như: xôi trám, vịt quay 7 vị, lợn quay sữa,…
Theo: thegioidisan.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Sóc Trăng: 200 nghệ nhân hòa tấu nhạc ngũ âm Khmer lập kỷ lục Việt Nam

Sóc Trăng: 200 nghệ nhân hòa tấu nhạc ngũ âm Khmer lập kỷ lục Việt Nam

Tối 11/11, tại Quảng trường Bạch Đằng (tỉnh Sóc Trăng) 200 nghệ nhân, nhạc công, diễn viên Khmer đã tham gia biểu diễn hòa tấu nhạc ngũ âm, xác lập kỷ lục Việt Nam về " Chương trình diễn nhạc ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng quy mô lớn nhất Việt Nam".
70 năm tập kết ra Bắc: nghĩa đồng bào đong đầy trên đất Bắc

70 năm tập kết ra Bắc: nghĩa đồng bào đong đầy trên đất Bắc

Sau Hiệp định Geneva 1954, đất nước tạm chia thành hai miền Nam - Bắc. Để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng miền Nam, hàng vạn cán bộ, bộ đội, học sinh và đồng bào miền Nam đã được Đảng và Bác Hồ đưa ra Bắc. Trong những ngày đầu gian khó, miền Bắc mở rộng vòng tay đón tiếp, san sẻ từng miếng cơm, manh áo, ghi dấu một chặng đường lịch sử đầy nghĩa tình Bắc - Nam.
Ra mắt 6 cuốn tranh truyện vinh danh làng nghề thủ công Việt Nam

Ra mắt 6 cuốn tranh truyện vinh danh làng nghề thủ công Việt Nam

Nhà xuất Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam dành cho các em nhỏ.
Khôi phục và truyền dạy Nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ

Khôi phục và truyền dạy Nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ

Ngày 1/10, Bảo tàng thành phố Cần Thơ tổ chức khai giảng lớp “Khôi phục và truyền dạy nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ năm 2024”.

Đọc nhiều

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân, cộng đồng người Việt Nam đang ở Ukraine cần sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn.
Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Ngày 20/11, tại Cà Mau, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành (Cụm 5) gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường internet an toàn, hiệu quả”.
Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Chương trình “Ươm mầm hữu nghị” do Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia khởi xướng và triển khai đã hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho hàng trăm sinh viên Campuchia đang học tập tại Việt Nam. Từ sự hỗ trợ đó, sinh viên Campuchia có thêm nền tảng tốt khi đi làm, nhiều cơ hội phát triển và đóng góp tích cực cho tình hữu nghị hai nước. Thạc sĩ Uch Leang, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á - Phi và Trung Đông, Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), Chủ tịch Hội cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên tạp chí Thời Đại.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Ngày 21/11, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Trung tâm 286/BTL 86 tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024.
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Thời tiết hôm nay (15/11): Bão số 8 tan trên biển, đất liền ngày nắng

Thời tiết hôm nay (15/11): Bão số 8 tan trên biển, đất liền ngày nắng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 1 giờ ngày 15/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 8) ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Xuất hiện tình trạng mạo danh lừa tiền người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài

Xuất hiện tình trạng mạo danh lừa tiền người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa phát thông tin cảnh báo về tình trạng mạo danh doanh nghiệp để lừa đảo, thu tiền của người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động