Yêu cầu Trung Quốc làm rõ việc tàu hải cảnh ngang nhiên xâm phạm biển Indonesia
Bộ Quốc phòng Anh được yêu cầu cử tàu sân bay tới Biển Đông đối phó với Trung Quốc |
Hãi hùng cảnh 20 du khách Trung Quốc bị treo ngược trên tàu lượn suốt hơn một giờ |
Tàu hải cảnh Trung Quốc số hiệu 5204 trong chuyến thăm thủ đô Manila của Philippines hồi tháng 1-2020. Ảnh: REUTERS |
Tờ The Jakarta Post ngày 13-9 đưa tin Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia (Bakamla) vừa xua đuổi một tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 5204 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia gần quần đảo Natuna ở phía nam Biển Đông.
Cụ thể, hệ thống giám sát của Bakamla phát hiện tàu Trung Quốc đi vào EEZ vào khoảng 10 giờ sáng cùng ngày. Lập tức, tàu tuần tra Indonesia KN Nipah 321 đang làm nhiệm vụ gần đó đã tăng tốc tiếp cận, áp sát và liên lạc với tàu Trung Quốc để yêu cầu rời khỏi khu vực qua điện đàm.
Phía tàu hải cảnh 5204 khẳng định đang tiến hành tuần tra an ninh "hợp pháp" do vùng biển nói trên nằm trong phạm vi của yêu sách đường chín đoạn phi lý của Trung Quốc. Hiện chưa rõ tàu này đã rời khỏi vùng biển của Indonesia hay chưa.
Bakamla sau đó ra tuyên bố khẳng định đang phối hợp với Bộ Ngoại giao cùng một số cơ quan chức năng có liên quan khác để giải quyết vụ việc.
Indonesia phát hiện tàu tuần duyên của Trung Quốc mang số hiệu CCG 5204 đang di chuyển trong EEZ. (Nguồn: Kompas.com) |
Ngày 13/9, Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết đã liên hệ trực tiếp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Jakarta để yêu cầu Trung Quốc giải thích và làm rõ vụ việc một tàu tuần duyên Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Indonesia từ ngày 12/9.
Trên cơ sở đó, Bộ Ngoại giao Indonesia đã tiến hành các biện pháp ngoại giao chính thức để yêu cầu Trung Quốc làm rõ hành động này. Cụ thể, Bộ Ngoại giao Indonesia đã liên hệ và giao thiệp trực tiếp với Phó Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia để tái khẳng định rằng, EEZ của Indonesia không có yêu sách về vùng biển chồng lấn với Trung Quốc; Indonesia bác bỏ yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc tại Biển Đông; Indonesia nhất quán và kiên định cho rằng, yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc tại Biển Đông mâu thuẫn và đi ngược lại với Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS 1982).
Trong một thông cáo của Bakamla, cơ quan này cũng nhấn mạnh, Biển Bắc Natuna là quyền tài phán của Indonesia, nơi Jakarta có quyền chủ quyền đối với tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển này. Tàu nước ngoài chỉ được phép qua lại trong khu vực này với điều kiện không thực hiện các hoạt động khác trái với luật pháp quốc gia của Indonesia.
Phản ứng trên của Indonesia được đưa ra ngay sau khi Bakamla của Indonesia thông báo đang sử dụng lực lượng xua đuổi tuần duyên của Trung Quốc ra khỏi EEZ của Indonesia tại vùng Biển Bắc Natuna thuộc tỉnh Quần đảo Riau.
Theo tờ The Nikkei, trong số các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc, Indonesia là nước có lập trường cứng rắn nhất và không ngại sử dụng lực lượng quân sự để cảnh báo Bắc Kinh.
Gần đây nhất, hải quân Indonesia hồi tháng 7 đã điều 24 tàu chiến tiến hành tập trận bốn ngày ở quần đảo Natuna với mục tiêu tăng cường năng lực phòng thủ khu vực này.
Trung Quốc phản đối việc Ấn Độ điều tàu chiến đến Biển Đông Hãng thông tấn ANI của Ấn Độ dẫn các nguồn thạo tin trong chính phủ tiết lộ ngày 30-8 Hải quân nước này đã bí ... |
Hải quân Mỹ công bố video trinh sát cơ thách thức tàu Trung Quốc ở Biển Đông Lần đầu tiên sau 2 năm, Hải quân Mỹ cung cấp cho đài CNN những thước phim hiếm hoi về một trinh sát cơ làm ... |
Trung Quốc phản ứng việc Mỹ điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan Tàu khu trục Mỹ USS Mustin đi qua eo biển Đài Loan hôm 18/8, Bắc Kinh và Đài Bắc điều chiến hạm tới giám sát. |