Trang chủ Việt Nam hôm nay
00:00 | 14/06/2024 GMT+7

Ý chí chính trị tác động lớn đến thành công đầu tư hạ tầng giao thông Hà Nội

aa
Nhìn xuyên suốt chiều dài của Hà Nội thì chưa khi nào hạ tầng giao thông thủ đô đứng trước cơ hội phát triển như hiện nay. Kể từ năm 2021 đến nay, Hà Nội đã đưa đầu tư cho giao thông thành phố lên 1 tầm cao mới, không chỉ về quy mô mà còn cả về tư duy, chiến lược và tầm nhìn. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Phan Trường Thành, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội về chủ đề trên.

-Thưa ông, chỉ còn hơn 1 năm nữa là Đảng bộ Hà Nội tổ chức đại hội thành phố khoá XVIII, đến bây giờ sau 4 năm nhìn lại thì công việc triển khai đầu tư hạ tầng giao thông của Thủ đô theo Nghị quyết Đại hội khóa XVII được Sở Giao thông Vận tải triển khai đạt kết quả tổng thể như thế nào?

-Theo Nghị quyết Đại hội khóa XVII, Tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành, các đô thị vệ tinh, các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô là một trong 3 khâu đột phá của Nghị quyết. Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết, Thành ủy đã ban hành 10 chương trình trọng tâm để triển khai có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra, trong đó việc triển khai đầu tư hạ tầng giao thông của Thủ đô đã được cụ thể hóa danh mục tại chương trình số 03 “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025”.

Trong năm 2023, Kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 Thành phố là 195.779.102 triệu đồng, trong đó lĩnh vực giao thông vận tải được phân bổ 127.343.625 tỷ đồng cho 224 dự án chiếm 65,04 % tổng số vốn được phân bổ giai đoạn 2021-2025 của toàn Thành phố. Bên cạnh đó, Thành phố cũng đã xác định triển khai 15 dự án công trình trọng điểm (Kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 Thành phố dành cho các công trình trọng điểm là 86.940.337 triệu đồng, trong đó lĩnh vực giao thông vận tải được phân bổ 68.864.637 tỷ đồng cho 15 dự án chiếm 79,20 % tổng số kế hoạch trung hạn 2021-2025 của toàn Thành phố). Đến nay, kết quả thực hiện đạt được như sau:

Công trình đã hoàn thành: Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2; Cầu vượt chữ C Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch; Tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã tư Sở, kết hợp mở rộng theo quy hoạch phần đi bằng đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã tư Vọng; Hầm chui Lê Văn Lương; Đường nối Khu đô thị vệ tinh với đường Võ Nguyên Giáp.

Ý chí chính trị tác động lớn đến thành công đầu tư hạ tầng giao thông Hà Nội
Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được khánh thành, một điểm nhấn của đầu tư hạ tầng giao thông Hà Nội

Khởi công các dự án: Xây dựng tuyến đường vành đai 4; Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La-Xuân Mai; Tuyến đường nối cao tốc Đại lộ Thăng Long đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình; Xây dựng nút giao khác mức giữa đường VĐ 3,5 với Đại lộ Thăng Long; Xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân Cầu Giẽ và đường Vành đai 3.

Phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án quan trọng: Đầu tư xây dựng cầu Vân Phúc qua sông Hồng và tuyến đường kết nối ra Quốc lộ 32; Xây dựng cầu Thượng Cát (bao gồm đường 2 đầu cầu); Xây dựng đường vành đai 3,5 (đoạn từ cầu Thượng Cát đến Quốc lộ 32); Dự án Xây dựng đường vành đai 3,5 (đoạn từ Phúc La – Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ); Dự án Cải tạo, nâng cấp đường 70 (đoạn Hà Đông – Văn Điển); Dự án xây dựng tuyến đường Mỹ Đình- Bái Đính - Ba Sao.

Hiện nay, thực hiện nhiệm vụ của UBND Thành phố đang giao các đơn vị liên quan tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án hạ tầng khung các dự án cầu như cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạovà cầu Ngọc Hồi; Các dự án hầm chui: Dự án ĐTXD hầm chui tại nút giao đường Mễ trì – Dương Đình Nghệ - Vành đai 3; Dự án ĐTXD hầm chui nút giao đường Hoàng Quốc Việt kéo dài với đường Phạm Văn Đồng kết nối với phố Trần Vĩ; Dự án xây dựng hầm chui nút giao đường Lê Trọng Tấn – Hà Đông và quốc lộ 6; Dự án hầm chui tại nút giao đường trục Tây Thăng Long – Vành Đai 3.

Các dự án đường bộ: Đường trục kinh tế Bắc Nam; Đường Quốc lộ 21B (10Km tiếp giáp tỉnh Hà Nam); Quốc lộ 21 (đoạn Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai); Trục Tây Thăng Long; Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng tuyến đường Vành đai 2 trên cao và dưới thấp đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy.

-Có thể nói dư luận khi nhắc đến giao thông Hà Nội thường chỉ nói về lợi thế là thành phố có nguồn lực tài chính để đầu tư, tuy nhiên, để có được bức tranh toàn cảnh xin ông cho biết Hà Nội có những nhược điểm, những bất lợi gì mà chỉ người trong cuộc mới nhận thức được đầy đủ?

-Trong giai đoạn 2021-2025, Thành phố Hà Nội đã dành 195.779.102 triệu đồng để đầu tư phát triển các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực giao thông vận tải được phân bổ 127.343 tỷ đồng cho 224 dự án, chiếm 65,04 % tổng số vốn được phân bổ giai đoạn 2021-2025 của toàn Thành phố.

Mặc dù đã được dành phần lớn nguồn lực cho phát triển cho giao thông, tuy nhiên, có một số nhược điểm, bất lợi đã được nhìn nhận:

Việc đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vẫn chủ yếu dự vào nguồn vốn đầu tư công (nguồn vốn này chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố của thu chi ngân sách) và phải phân bổ dàn trải cho nhiều dự án.

Công tác huy động các nguồn vốn khác cùng tham gia đối với việc đầu tư các dự án lớn gặp nhiều khó khăn do vướng cơ chế, chính sách.

Tốc độ giải ngân đầu tư công còn chậm do vướng mắc về cơ chế chính sách, GPMB và các yếu tố bất khả kháng khác....

Việc phân bổ vốn đầu tư chưa thực hiện sự hiệu quả, phân bổ vốn còn dàn trải, thời gian phân bổ kéo dài so với quy định. Nhiều dự án dở dang, hoặc thời gian thi công kéo dài, chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư gây lãng phí và thất thoát nguồn lực.

-Dự án giao thông nói chung thường có đặc điểm là quy mô lớn, thời gian thực hiện kéo dài, vậy với Hà Nội (đặc biệt là khi kế thừa những dự án từ khoá trước) có cách làm nào khác biệt để có từ đó thể rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm được nhân lực vật lực không, thưa ông?

-Những giải pháp đã và đang được Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư:

-Tăng cường phân cấp cho các địa phương trong công tác đầu tư, trong đó có việc giao cấp huyện làm chủ đầu tư; phân cấp thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư,…(thực tế đã giao cho một số đơn vị cấp huyện thực hiện: Đông Anh; Gia Lâm; Nam Từ Liêm…)

-Cho phép tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt chỉ giới đường đỏ ngay đối với các dự án công trình giao thông (không chờ phê duyệt chủ trương đầu tư mới triển khai thực hiện).

-Tách dự án GPMB thành dự án thành phần hoặc dự án độc lập và giao cho địa phương thực hiện (đã thực hiện: Vành đại 4; Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La – Xuân Mai; Đầu tư xây dựng tuyến đường Mỹ Đình- Ba Sao – Bái Đính..).

-Ưu tiên chuẩn bị trước quỹ nhà, đất tái định cư theo hướng tổng thể và giao cho các địa phương thực hiện trước dự án tái định cư (thực tế đã giao cho các địa phương, các chủ đầu tư rà soát tổng thể nhu cầu tái định cư về quỹ nhà và quỹ đất cho các dự án cần triển khai trong giai đoạn trung hạn để triển khai ngay dự án tái định cư).

-Nâng cao trách nhiệm của các chủ thể liên quan (các sở ngành; chủ đầu tư; chính quyền địa phương; tư vấn, nhà thầu..) trong các giai đoạn triển khai dự án từ khâu quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư…

-Tiếp tục rà soát hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật trong đầu tư xây dựng; cải cách thủ tục hành chính; Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát đầu tư.

- Ý chí chính trị của lãnh đạo thành phố có tác động thế nào đến sự thành công của công tác đầu tư hạ tầng giao thông Thủ đô, thưa ông?

-Nhận thức được tầm quan trọng và mục tiêu đề ra, cả hệ thống Chính trị của Thành phố đã vào cuộc quyết liệt, trong đó nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tổ chức là một trong những giải pháp quan trọng để triển khai thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ trọng tâm.

Thực tiễn cho thấy, dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô là một thách thức không nhỏ và là thước đo năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành của Thành phố.

Xác định việc thực hiện dự án này là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan trọng, cấp bách, tháng 9/2022, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 16-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư phục vụ dự án.

Đây là lần đầu tiên có Chỉ thị riêng của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác giải phóng mặt bằng, chỉ đạo 7 nhóm nhiệm vụ để tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, sự ủng hộ của tập thể, cá nhân người sử dụng đất khi nhà nước tiến hành thu hồi đất.

Đến nay, sau hơn 1 năm từ khi chủ trương đầu tư dự án được Quốc hội thông qua, dự án trọng điểm quốc gia này đã được khởi công ở cả 03 địa phương (đây là một kỷ lục về mặt thời gian và tiến độ triển khai đối với một dự án có chiều dài 112km, tổng mức đầu tư 85.800 tỷ đồng) qua đó đã chứng minh ý chí chính trị của lãnh đạo thành phố có tác động rất lớn đến sự thành công của công tác đầu tư hạ tầng giao thông Thủ đô.

-Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, thưa ông, có những điều luật hay cơ chế nào cần kiến nghị bổ sung hay sửa đổi?

-Để cụ thể hóa các mục tiêu đã được Bộ Chính trị đã đề ra cũng như nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Thủ đô hiện hành; tăng tính chủ động, tự chủ và xây dựng hệ thống chính trị của Hà Nội thực sự tinh gọn, hiệu quả, hiện nay Thành phố Hà Nội đang tổ chức hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó có nhiều quy định mang tính đột phá để tạo cơ hội phát triển xứng tầm cho Hà Nội cũng như góp phần thúc đẩy liên kết và phát triển Vùng Thủ đô.

Căn cứ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cập nhật đến ngày 21/4/2024 (dự thảo Luật gồm 07 Chương, 54 Điều), các nhóm chính sách cần triển khai xây dựng văn bản cụ thể hóa Luật Thủ đô (sửa đổi), gồm: Tổng số 44 nhóm chính sách, trong đó: 33 nhóm chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND Thành phố và 11 nhóm chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của UBND Thành phố (Trong 44 nhóm chính sách: có 39 chính sách có hiệu lực thi hành từ 01/01/2025, 05 nhóm chính sách có hiệu lực thi hành từ 01/7/2025).

Đối với lĩnh vực giao thông vận tải có 03 nội dung gồm: (1) Chính sách phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác đường sắt đô thị, xe buýt, nhà ga, bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phượng tiện giao thông phát thải thấp; (2) Chính sách phát triển đường vành đai, trung tâm logistic, hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh có hoạt động liên kết, phát triển vùng với Thủ đô; (3). Khuyến khích áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải và được kỳ vọng sẽ làm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, góp phần thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô.

-Trân trọng cảm ơn ông!

Lê Sơn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Danh sách ô tô bị phạt nguội tháng 8/2023 tại Hà Nội

Danh sách ô tô bị phạt nguội tháng 8/2023 tại Hà Nội

Phòng Cảnh sát giao thông TP Hà Nội công bố danh sách phương tiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Có gần 450 trường hợp vi phạm được camera giám sát ghi lại.
Chi tiết phân luồng giao thông tại Hà Nội dịp SEA Games 31

Chi tiết phân luồng giao thông tại Hà Nội dịp SEA Games 31

Ngày 4/5, Công an thành phố Hà Nội ra thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện từ ngày 6/5 đến ngày 23/5 nhằm phục vụ Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31).
Hà Nội chuẩn bị đưa vận tải khách đường bộ hoạt động trở lại

Hà Nội chuẩn bị đưa vận tải khách đường bộ hoạt động trở lại

Ngày 13/10, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đã ban hành Công văn số 4579/SGTVT-QLVT về việc thực hiện Quyết định số 1777/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định tạm thời về thí điểm tổ chức hoạt động vận tải hành khách đường bộ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Các tin bài khác

Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân

Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 138/NQ-CP ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh

Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh

Hàng loạt chính sách hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp sẽ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ chín. “Các giải pháp khác cần phải có thời gian mới đi vào cuộc sống, riêng việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) sẽ tác động tích cực ngay đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế”, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam bình luận.
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt qua thách thức

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt qua thách thức

Doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn từ vấn đề tài chính, chi phí sản xuất, đến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Bên cạnh những nỗ lực vượt bậc của doanh nghiệp, còn cần sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước, đóng vai trò kiến tạo, giúp doanh nghiệp có “điểm tựa” vươn lên.
715.617 ý kiến trong hệ thống MTTQ tán thành dự thảo về sửa đổi Hiến pháp 2013

715.617 ý kiến trong hệ thống MTTQ tán thành dự thảo về sửa đổi Hiến pháp 2013

Có tổng số 717.712 ý kiến đóng góp, trong đó có 715.617 tán thành, 2.095 tán thành và có đề nghị sửa đổi, hoàn thiện hơn đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.

Đọc nhiều

Sách song ngữ “Bác Hồ ở Thái Lan”: Tư liệu quý về Bác và biểu tượng sống động của tình hữu nghị Việt - Thái

Sách song ngữ “Bác Hồ ở Thái Lan”: Tư liệu quý về Bác và biểu tượng sống động của tình hữu nghị Việt - Thái

Ngày 18/5, tại Khon Kaen (Thái Lan), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Thái “Bác Hồ ở Thái Lan”. Cuốn sách là tư liệu quý ghi lại những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan, đồng thời phản ánh sinh động tình hữu nghị Việt Nam - Thái Lan.
WVIV: hỗ trợ sinh kế, cải thiện dinh dưỡng cho người dân nghèo tại Thanh Hóa

WVIV: hỗ trợ sinh kế, cải thiện dinh dưỡng cho người dân nghèo tại Thanh Hóa

Ngày 19/5, tại Hà Nội, tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) và Tập đoàn Mavin đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) kéo dài 5 năm (2025-2029) nhằm hỗ trợ sinh kế, nâng cao thu nhập và cải thiện dinh dưỡng cho người dân nghèo thông qua mô hình chăn nuôi bền vững.
Tin quốc tế sáng 20/5: Điện đàm Trump - Putin, Anh và EU siết chặt hợp tác quốc phòng

Tin quốc tế sáng 20/5: Điện đàm Trump - Putin, Anh và EU siết chặt hợp tác quốc phòng

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẵn sàng xúc tiến thỏa thuận hòa bình với Ukraine sau cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump; Anh và Liên minh châu Âu ký hiệp ước an ninh - quốc phòng; lực lượng Houthi đe dọa phong tỏa cảng Haifa - thành phố cảng lớn nhất Israel… là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/5.
200 phần quà thắm tình đoàn kết nơi biên cương Việt - Lào

200 phần quà thắm tình đoàn kết nơi biên cương Việt - Lào

Ngày 19/5 tại khu vực cột mốc 597 - biên giới Việt - Lào, Đồn Biên phòng Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) phối hợp với chính quyền xã Hướng Phùng và công an cụm bản Mày (huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet, Lào) tổ chức chương trình “Biên cương thắm tình hữu nghị”, trao tặng hơn 200 suất quà cho người dân hai bên biên giới.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (18/5), ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to, riêng khu vực vùng núi phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.
9 địa điểm du lịch nổi tiếng của Scotland

9 địa điểm du lịch nổi tiếng của Scotland

Scotland, quê hương của những truyền thuyết cổ xưa và cảnh quan thiên nhiên đầy ấn tượng, là điểm đến mơ ước của nhiều người. Với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng các công trình kiến trúc độc đáo, các địa điểm du lịch Scotland hứa hẹn sẽ mang đến những ấn tượng khó phai cho du khách khi đặt chân đến vùng đất này.
Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Đêm qua (14/5), ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 15/5, khu vực này tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa (đợt 1).
Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 14/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nắng đến 33 độ; từ chiều tối có mưa rào và giông rải rác, riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Phiên bản di động