Xuất khẩu thủy sản đạt năm 2022 đạt mức kỷ lục khoảng 11 tỷ USD
Giải mã kỷ lục xuất nhập khẩu 620 tỷ USD của Việt Nam
Tính đến ngày 21/10, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt 620 tỷ USD, đặc biệt, xuất siêu gần 8 tỷ USD, đây là một kỷ lục. Để đạt được những kết quả tốt trong phục hồi kinh tế, khôi phục sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu thời gian qua, theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có hai nguyên nhân cơ bản, đó là việc Việt Nam đã sớm kiểm soát được đại dịch Covid-1 cùng với đó là việc xác định đúng thời điểm để mở cửa nền kinh tế.
|
Vốn FDI vào Việt Nam đạt hơn 22.46 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2022
Tính đến hết ngày 20/10/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 22,46 tỷ USD, bằng 94,6% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là số liệu vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố.
|
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Phát triển Kinh tế Duyên Hải (COFIDEC), huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Tại hội nghị Tổng kết năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023 của Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2022 sẽ đạt khoảng 11 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 22,2% so kế hoạch (9 tỷ USD).
Đây là con số cao nhất từ trước đến nay ngành đạt được.
Kết quả ngành thủy sản đạt được trong năm 2022 chính là tiền đề, nền tảng để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, chỉ đạo việc thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định, nền kinh tế nói chung cũng như thủy sản nói riêng đã xuất hiện những khó khăn thách thức. Từ quý 3/2022, trên cơ sở phân tích kết quả đạt được, Bộ chỉ đạo Tổng cục Thủy sản thực hiện các giải pháp sát thực tiễn để đảm bảo được đà tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu.
“Khi lạm phát tăng cao, ảnh hưởng của việc đứt gãy chuỗi cung ứng, giá vật tư đầu vào cao... Dù đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD cho năm 2023 nhưng ngành vẫn phải linh hoạt, sáng tạo để quyết định tăng tốc trong thời điểm thích hợp," Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay.
Theo Tổng cục Thủy sản, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản ước tăng 3% so với năm 2021, tổng sản lượng đạt 9,06 triệu tấn, tăng 3,1% so với năm 2021 (8,79 triệu tấn). Kết quả này đã vượt mức tăng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2021-2030 theo Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra.
Điều đặc biệt là sản lượng sản lượng khai thác đạt 3,86 triệu tấn, giảm 1,8% so với năm 2021; riêng sản lượng khai thác biển đạt 3,66 triệu tấn, giảm 2% so với năm 2021.
Nuôi trồng thủy sản đạt 5,19 triệu tấn, tăng 7% với năm 2021 (4,85 triệu tấn) và tăng 3,7% theo kế hoạch (5 triệu tấn).
Với kết quả trên, theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Thu Nguyệt, mặc dù trong điều kiện chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 cũng như biến động của giá nguyên, nhiên vật liệu nhưng Tổng cục Thủy sản thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất của các địa phương, chủ động, kịp thời báo cáo Bộ hướng dẫn, chỉ đạo địa phương các giải pháp linh hoạt, phù hợp trong sản xuất (điều chỉnh mùa vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản, phòng chống dịch...).
Việc quản lý nuôi trồng thủy sản từ quản lý thức ăn, con giống, quan trắc môi trường, chứng nhận VietGAP vẫn được triển khai đồng bộ, hiệu quả.
Việc quản lý đội tàu từng bước đi vào nề nếp, giảm dần số lượng tàu cá, giảm cường lực khai thác và nghề khai thác ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái. Ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa dữ liệu tàu cá lên Hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase) để quản lý đội tàu.
Tổng cục Thủy sản đã tham mưu cho Bộ tổ chức Hội nghị giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ hải sản để tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy sản hướng đến việc cắt giảm sản lượng, nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập của ngư dân, bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt cho biết.
Năm 2023, ngành thủy sản cơ bản giữ ổn định diện tích nuôi trồng 1,3 triệu ha. Ngành tiếp tục điều chỉnh giảm dần sản lượng khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng và triển khai mạnh các giải pháp để tăng giá trị đối với cả sản lượng nuôi và khai thác để tăng giá trị sản xuất đối với với sản phẩm thủy sản, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng.
Ngành chủ động dõi diễn biến của thời tiết, nhu cầu của thị trường kịp thời tham mưu chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản đạt các mục tiêu kế hoạch năm 2023. Tiếp tục chỉ đạo phát triển nuôi hiệu quả các đối tượng chủ lực và các loài thủy sản có giá trị kinh tế.
Đồng thời, tận dụng tiềm năng mặt nước, phát triển nuôi trồng thủy sản trên các hồ chứa, các vùng xâm nhập mặn mới hình thành do biến đổi khí hậu không thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp, hình thành các chuỗi liên kết, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm.
Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, nuôi nhuyễn thể, rong biển thành một lĩnh vực sản xuất hàng hóa.
Năm 2023, Tổng cục Thủy sản đề ra mục tiêu, tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,74 triệu tấn, bằng 96,7% so với ước thực hiện năm 2022. Trong số đó, sản lượng khai thác khoảng 3,58 triệu tấn, nuôi trồng 5,16 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 10 tỷ USD.
Việt Nam và Hong Kong (Trung Quốc) đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 50 tỷ USD
Ông Lý Gia Siêu, Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong, Trung Quốc nhất trí mục tiêu tăng trưởng thương mại song phương trong 5 năm tới, phấn đấu để Việt Nam trở thành bạn hàng lớn nhất của Hong Kong trong ASEAN.
|
Thái Nguyên: Viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2022 ước đạt 1,3 triệu USD
Sáng 5/12, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị công tác đối ngoại nhân dân và viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2022.
|