Xử lý nghiêm tin giả tràn về vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Myanmar chặn Facebook vì nhiều tin giả Bộ Thông tin và Truyền thông Myanmar cho biết đã chặn Facebook đến cuối tuần này, đồng thời nói thêm rằng người dân đang gây khó khăn cho sự ổn định của đất nước bằng việc dụng mạng xã hội để lan truyền "tin tức giả và thông tin sai lệch". |
Thông tin COVID-19: Xử lý nghiêm người tung tin giả phong tỏa Hà Nội Ngày 29/1, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam cho biết đã phát hiện thông tin giả về việc thành phố Hà Nội sắp bị phong tỏa do COVID-19. Trung tâm cho biết sẽ chuyển cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm hành động phát tán tin giả này. |
Các đối tượng tung tin sai sự thật ở Lâm Đồng bị nhắc nhở tại cơ quan Công an. |
Liên tục xuất hiện tin giả
Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Lâm Đồng thông tin, mới đây đơn vị đã xác định được, các trường hợp chỉnh sửa, giả mạo văn bản của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc cho học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học để phòng, chống COVID-19 từ ngày 19/2.
Cụ thể, ngày 18/2, Phòng An ninh chính trị nội bộ phát hiện trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh văn bản số 781/UBND-VX1, ngày 18/2/2021, của UBND tỉnh Lâm Đồng. Trong đó, văn bản có nội dung “đồng ý chủ trương cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, sinh viên, học viên nghỉ học từ ngày 19/2/2021”. Đây là văn bản giả mạo, sai sự thật, gây nhiễu loạn thông tin.
Sau khi phát hiện vụ việc, Phòng An ninh chính trị nội bộ phối hợp lực lượng công an các đơn vị, địa phương nhanh chóng điều tra, làm rõ. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 19/2, lực lượng an ninh đã xác định, người làm ra văn bản giả mạo trên là T.T.H (SN 2006, học lớp 9, tại huyện Lâm Hà, Lâm Đồng).
Triệu tập T.T.H lên làm việc, lực lượng chức năng phát hiện thêm một trường hợp khác là B.V.N.H (SN 2006, học sinh lớp 9, tại huyện Lâm Hà), và hơn 20 học sinh khác tại huyện Lâm Hà, TP. Đà Lạt liên quan trực tiếp đến vụ việc.
Đáng nói đây không phải là trường hợp hy hữu. Thời gian qua, các địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi liên tiếp xuất hiện tin giả về dịch COVID-19.
Đơn cử, ngày 17/2/2021, Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông Gia Lai cũng phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 7,5 triệu đồng đối với ông H. (SN 1987, trú phường Hoa Lư, TP. Pleiku) về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội liên quan đến dịch bệnh Covid-19.
Cụ thể, ngày 2/2/2021, ông H. sử dụng tài khoản cá nhân trên mạng xã hội Facebook, đăng tải bài viết có nhiều nội dung sai sự thật như: "Sao Gia Lai lãnh đạo chống dịch toàn đưa phó và đều là nữ ra trực tiếp chỉ đạo chống dịch vậy nhỉ” và “Gia Lai đang loạn, để lọt nhiều lắm, ít bữa nữa có triệu chứng đi khám mới biết ai dính, lúc đó cả Pleiku dính…”.
Cùng với các địa phương Lâm Đồng, Gia Lai, nhiều địa phương khác như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc,Tiền Giang, Khánh Hoà…thời gian qua, cũng liên tiếp phát hiện tin giả về COVID-19 gây hoang mang dư luận.
Có thể bị xử lý hình sự
Đại tá Nguyễn Ngọc Cương, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết: "Tình hình đăng tải, đưa thông tin xấu độc, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân diễn ra ngày càng phức tạp, với rất nhiều thủ đoạn. Đặc biệt, chúng tôi cũng phát hiện tấn công mã độc; trong đó có đính kèm những tin tức giả mạo chỉ thị về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19".
Các hình thức xử phạt:
Theo quy định tại điểm a, d khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NÐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử: Đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc về tình hình dịch COVID-19 hoặc cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt về tình hình dịch COVID-19, gây hoang mang trong Nhân dân thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Điều 8, Luật An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm hành vi đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Người có hành vi này gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội Đưa hoặc sử dụng trái phép mạng máy tính, mạng viễn thông thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Theo điểm 1.4 Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống COVID-19, người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về “tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Có thể nói, việc tung tin giả về dịch COVID-19, nhất là ở những địa bàn vùng DTTS và miền núi là hết sức nguy hiểm. Bởi đây vốn là vùng lõm thông tin, "sức đề kháng" với thông tin sai sự thật, tin xấu độc còn rất kém.
Do đó, ngoài việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong tổ chức xã hội, nhà trường...; thì cơ quan chức năng cần mạnh tay xử phạt nghiêm minh, cần thiết có thể bị xử lý hình sự những đối tượng tung tin giả, đảm bảo những thông tin chính xác cần thiết đến được với người dân.
Ngăn chặn tin giả trên mạng xã hội ở Kon Tum Công an tỉnh Kon Tum vừa kịp thời phát hiện và xử lý trường hợp sử dụng mạng xã hội để tung tin thất thiệt về biến động thời tiết trong đợt mưa lũ tại miền Trung, thu hút mọi người, gây hoang mang dư luận. |
Kỹ năng đấu tranh, phản bác các thông tin xấu, độc và thông tin giả trên không gian mạng Làm nhục người khác trên mạng xã hội là hành vi xâm phạm đến quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người. Vì vậy, việc làm nhục người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý hành chính. |