Xây dựng kênh kết nối dựa trên công nghệ cho doanh nghiệp Australia và Việt Nam hậu COVID-19
Đại sứ quán, trường học, doanh nghiệp hiến kế xây dựng quan hệ Việt Nam - Mông Cổ Sáng 21/12, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2021-2026. Các đại biểu đã gửi gắm kỳ vọng, lên kế hoạch phát triển, thúc đẩy các hoạt động giao lưu, hợp tác trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, thương mại, du lịch, quan hệ nhân dân hai nước. |
Lời cam kết của các Chính phủ về quyết tâm xây dựng một cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường, thu hẹp khoảng cách phát triển Lời cam kết của các chính phủ về quyết tâm xây dựng một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường, thu hẹp khoảng cách phát triển; hợp tác thiết thực phục vụ người dân, đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp triển khai Tuyên bố. |
Từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trong cả nước; đặc biệt sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Báo cáo “Tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với Doanh nghiệp Việt Nam, phát hiện chính từ điều tra Doanh nghiệp năm 2020” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện, qua khảo sát 10.197 doanh nghiệp, trong đó có 8.633 doanh nghiệp tư nhân và 1.564 doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho biết, có gần 90% doanh nghiệp ở hầu hết các ngành, nghề bị ảnh hưởng tiêu cực do Covid-19. Đặc biệt, chỉ trong 04 tháng đầu năm 2021, có đến 25.919 doanh nghiệp nhỏ và vừa (quy mô vốn từ 0 – 10 tỷ đồng) chiếm hơn 90% số doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, ngừng hoạt động, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái (theo thông tin từ Cục Quản lý kinh doanh đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp).
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn do dịch COVID-19. |
Những ảnh hưởng chủ yếu là doanh nghiệp gặp trở ngại khi tiếp cận khách hàng; chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đứt gãy; mất cân đối dòng tiền; khó khăn trong quản trị lao động. Một số Doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng tới các vấn đề khác như giảm đơn hàng, giảm sản lượng, phải trì hoãn, giãn tiến độ đầu tư thậm chí huỷ dự án đang hoặc sẽ thực hiện. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng bị phát sinh thêm chi phí phòng ngừa dịch COVID-19… Qua đây, có thể thấy, đại dịch Covid-19 đặc biệt ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi các doanh nghiệp này thường dễ bị tổn thương do bộ đệm thanh khoản kém và khả năng tiếp cận tín dụng hạn chế.
Vào tháng 8/2021, Chính phủ Australia vừa cấp một khoản tài trợ cho một nhóm các học giả Việt Nam tại Đại học Công nghệ Sydney (UTS) để thưc hiện dự án kết nối các cơ hội đổi mới sáng tạo giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Australia và Việt Nam.
Khoản tài trợ trị giá 200.000 AUD (3,4 tỷ VND) được cấp trong khuôn khổ Chương trình Thí điểm tăng cường gắn kết kinh tế Australia-Việt Nam (AVEG) của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia nhằm tăng cường thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Đại học Công nghệ Sydney (UTS) và Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh đã ứng dụng và chỉnh sửa công nghệ quan trắc nước của UTS thành phiên bản dành riêng cho Việt Nam. Bốn trạm quan trắc đã được xây dựng ở Phú Yên, cung cấp cảnh báo về chất lượng nước biển trong thời gian thực cho người nuôi tôm hùm và giúp họ bảo vệ mùa màng. |
Trong hai năm thực hiện dự án, từ tháng 9/2021 đến 7/2023, UTS và các đối tác tại Việt Nam, bao gồm Văn phòng Bộ Khoa học công nghệ Việt Nam tại Sydney, Saigon Innovation Hub, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ tiến hành các hoạt động nhằm kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Australia và Việt Nam trong hệ sinh thái sáng tạo trên các lĩnh vực mới nổi, bao gồm công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và công nghệ môi trường.
Với sự tham gia của các học giả tại UTS bao gồm Tiến sỹ Nguyễn Điệp, Giáo sư Eryk Dutkiewicz, Tiến sỹ Đinh Thái Hoàng và Giáo sư Nghiêm Đức Long, dự án sẽ giúp thúc đẩy thương mại song phương cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước xây dựng và tăng cường các mối quan hệ trong và sau thời gian thưc hiện dự án.
Về các hoạt động cụ thể của dự án, Giáo sư Nghiêm Đức Long cho biết các đối tác tại Australia và Việt Nam sẽ thiết lập một cổng thông tin trực tuyến về các cơ hội đầu tư, công nghệ và nhu cầu ở Việt Nam về khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, năng lượng sạch…
Mục đích của công thông tin này là nhằm tạo ra một kênh kết nối mới cho hoạt động kinh doanh dựa trên công nghệ cho các doanh nghiệp Australia và Việt Nam trong bối cảnh việc đi lại giữa hai nước đang bị han chế do đại dịch COVID-19.
Dự án cũng sẽ tổ chức các cuộc hội thảo và diễn đàn để chia sẻ thông tin về cách các doanh nghiệp khởi nghiệp và SME có thể tiếp cận dễ dàng hơn với công nghệ sáng tạo mới với chi phí hợp lý, ví dụ như thông qua hợp tác với các trường đại học và cơ sở nghiên cứu phát triển, các khóa đào tạo về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thương mại hóa sản phẩm sáng tạo…
Doanh nghiệp xây dựng Hàn Quốc trao đổi về các nội dung mới trong Luật xây dựng sửa đổi của Việt Nam Chiều 9/12/2021, tại Hà Nội, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam phối hợp với Uỷ ban Trọng tài Thương mại Hàn Quốc (KCAB) và Hiệp hội Xây dựng Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức Hội thảo "Giới thiệu về những nội dung mới trong Luật Xây dựng sửa đổi và các dự án phát triển xây dựng tại Việt Nam". |
Hội thảo trực tuyến Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil 2021 kết nối cung - cầu doanh nghiệp 2 nước Ngày 2/12, Thương vụ Việt Nam tại Brazil đã phối hợp với Hiệp hội Thương mại Bang Sao Paulo tổ chức Hội thảo trực tuyến Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil năm 2021. Tại Hội thảo, đại diện Thương vụ Brazil và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) Việt Nam đã ký kết một số nội dung hợp tác đầu tư và thương mại giữa 2 nước trong thời gian tới. |