Xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ thường xuyên
Chi Dân 21/10/2021 12:00 | Chính trị - Xã hội
![]() |
Lãnh đạo Bộ Tư pháp trao Quyết định tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có đóng góp cho Chỉ số CCHC của Bộ |
Ngày 20/10 vừa qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức Tọa đàm Triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 và đánh giá kết quả xếp hạng chỉ số cải cách hành chính năm 2020.
Theo Báo cáo tại Tọa đàm, tổng số điểm Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của Bộ Tư pháp năm 2020 là 94.02/100 điểm. So sánh tổng quan có thể thấy rằng, năm 2020 là năm thứ năm liên tiếp Bộ Tư pháp tăng giá trị điểm và là năm thứ ba liên tiếp giữ vị trí xếp hạng trong nhóm ba bộ dẫn đầu về Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ. Trong đó, công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính tiếp tục duy trì là lĩnh vực được đánh giá cao nhất của Bộ Tư pháp như các năm trước.
Đặc biệt, trong đánh giá Chỉ số CCHC năm 2020, Bộ Tư pháp cũng đạt tỷ lệ điểm cao hơn cũng như thăng hạng vượt bậc ở nội dung đánh giá thông qua điều tra xã hội học (từ vị trí thứ 10/17 bộ năm 2019 lên vị trí thứ 02/17 bộ năm 2020). Kết quả đó đã phản ánh sự nhìn nhận cũng như ủng hộ tốt hơn của lãnh đạo, công chức các đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo Sở Tư pháp cũng như của các hội, hiệp hội thuộc lĩnh vực quản lý đối với việc thực hiện trên tất cả các lĩnh vực cải cách hành chính của Bộ Tư pháp.
Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh Bộ Tư pháp là một trong 03 đơn vị khi kết thúc 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 đạt kết quả Chỉ số CCHC trên 90%. Bộ Tư pháp cũng có trách nhiệm hết sức nặng nề trong việc thực hiện trọng tâm CCHC giai đoạn 2021 – 2030 mà Chính phủ đã xác định, đó là: Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.
Do đó, để thực hiện nhiệm vụ này, Thứ trưởng đề nghị cần chủ động tham mưu để đổi mới và nâng cao chất lượng xây dựng, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật theo phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; tăng cường công tác truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật, chủ động tuyên truyền về các chính sách ngay từ khâu soạn thảo.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh phát biểu tại hội nghị |
Thứ trưởng lưu ý, các đơn vị xác định CCHC là nhiệm vụ thường xuyên, hàng năm đánh giá tổng kết việc thực hiện theo phương châm đổi mới và hiệu quả; đổi mới cung cách làm việc và phục vụ; Thực hiện dịch vụ công cấp độ 3, 4; Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin thông qua việc luân chuyển văn bản điện tử và chữ ký số; Gắn công tác đánh giá, xếp hạng thi đua khen thưởng, coi là nhiệm vụ kép để thực hiện hiệu quả công tác CCHC;
Bên cạnh đó, phải liên tục rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính; thực hiện dịch vụ công cấp độ 3, 4 và ứng dụng hiệu quả luân chuyển văn bản điện tử, chữ ký số; gắn công tác đánh giá, xếp hạng thi đua, khen thưởng với kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của cơ quan, đơn vị; coi đây là 2 nhiệm vụ kép có ý nghĩa nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ.
Với những tiền đề kết quả đạt được trong những năm gần đây, cùng sự nỗ lực của cán bộ, công chức, sự quyết tâm khắc phục triệt để các hạn chế, Thứ trưởng hy vọng và tin tưởng rằng công tác CCHC sẽ đạt được kết quả, cũng như mục tiêu thăng hạng hoặc trụ hạng.
Nhân dịp này, Bộ Tư pháp đã công bố và trao Quyết định tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho các tập thể, cá nhân có đóng góp cho Chỉ số CCHC của Bộ Tư pháp năm 2020.



Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Việt Nam cùng ASEAN củng cố cộng đồng, vượt qua khó khăn và phát huy vị thế

Bài viết mới
Việt Nam cùng ASEAN củng cố cộng đồng, vượt qua khó khăn và phát huy vị thế

Khi cờ búa liềm tung bay cùng công tác đối ngoại

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.