WWF Việt Nam khởi động dự án tăng cường khả năng chống chịu BĐKH tại Cà Mau và Bạc Liêu
Thành Thật 21/12/2022 16:42 | Tấm lòng tương trợ
Chiều 20/12, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau phối hợp với Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) tổ chức khởi động dự án Tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu (BĐKH) của hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái nông nghiệp và cộng đồng địa phương tại khu vực ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
![]() |
Mô hình tôm - lúa đang được người dân tại Cà Mau, Bạc Liêu triển khai mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, góp phần cải thiện hệ sinh thái. |
Dự án được tài trợ bởi Quỹ UBS Optimus Foundation (UBS OF) từ tháng 2/2022 đến tháng 8/2025. Dự án có hai hợp phần chính, cải thiện sinh kế cho cộng đồng nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn để hạn chế rủi ro phá rừng và cải thiện sản xuất mô hình luân canh tôm - lúa; và tăng cường quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn, hệ sinh thái nông nghiệp thông qua một loạt hoạt động can thiệp từ khuyến nghị chính sách cho tới hoạt động cụ thể tại địa bàn nhằm nâng cao khả năng chống chịu với khí hậu của rừng ngập mặn, hệ sinh thái nông nghiệp và cộng đồng địa phương ở hai tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu.
Theo đó tại Cà Mau, dự án thực hành cải tiến mô hình nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn, hạn chế phá rừng, tăng cường việc quản lý, bảo vệ và trồng mới rừng ngập mặn nhằm tăng khả năng hấp thụ cacbon. Còn tại Bạc Liêu, dự án tập trung vào mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa, hỗ trợ các phương pháp thực hành tốt hơn bao gồm: nuôi tôm sú 2 giai đoạn, điều tiết nước, sử dụng vi sinh để cải thiện chất lượng nước và thức ăn tự nhiên.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân phát biểu tại hội thảo khởi động dự án. |
Phát biểu tại sự kiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân nhấn mạnh, từ năm 2010 đến nay, WWF đã và đang triển khai 4 dự án tại Cà Mau với tổng vốn viện trợ hơn 25,1 tỷ đồng. Trong đó năm 2022, Tổ chức WWF Việt Nam đã có 2 dự án đang triển khai thực hiện. ''Dự án “Cải thiện cuộc sống của cộng đồng người nghèo thông qua các sinh kế thay thế thân thiện với bảo tồn tại các khu đất ngập nước Ramsar ở ĐBSCL - Tiểu dự án Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau” và dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu của hệ sinh thái rừng ngập mặn và cộng đồng địa phương tại khu vực ven biển tỉnh Cà Mau”.
Đây là những dự án góp phần giúp địa phương nâng cao khả năng chống chịu với BĐKH của rừng ngập mặn; nâng cao năng lực của cán bộ trong việc bảo tồn đa dạng sinh học trong các khu vực rừng ngập mặn; thay đổi hành vi và nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; cải thiện sinh kế của người dân trong vùng dự án'' - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhấn mạnh.
![]() |
Dự án Tăng cường khả năng chống chịu BĐKH của hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái nông nghiệp và cộng đồng địa phương tại khu vực ven biển ĐBSCL được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi sinh kế của người dân trong vùng hưởng lợi từ dự án một cách bền vững. |
Ông Lê Hoài Phương - Phó Trưởng phòng Nông Nghiệp huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau chia sẻ, là huyện duy nhất của tỉnh Cà Mau có 3 mặt giáp biển. Những năm gần đây, nước biển dâng và thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của bà con trong huyện. Đây là dự án quan trọng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, quy hoạch và định hướng phát triển chung của địa phương. "Thông qua các hoạt động tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, áp dụng thực hành các giải pháp thuận tự nhiên, chúng tôi hy vọng có thể nâng cao giá trị thương phẩm gắn với bảo vệ và phát triển rừng, ổn định sinh kế cho người dân”, ông Lê Hoài Phương chia sẻ.
![]() |
Mô hình tôm - rừng đã và đang thể hiện hiệu quả khi gắn việc bảo vệ và phát triển rừng, ổn định sinh kế cho người dân Cà Mau. |
Cam kết về sự đồng hành cùng người dân trong việc tăng cường khả năng chống chịu với BĐKH, bà Phạm Cẩm Nhung, Quản lý chương trình Khí hậu và Năng lượng, WWF Việt Nam nhấn mạnh, “Chúng ta không thể bảo vệ con người nếu như không bảo vệ thiên nhiên. Hơn 77.000 ha rừng ngập mặn hiện nay tại ĐBSCL chính là đồng minh của chúng ta trong cuộc chiến chống BĐKH. Các giải pháp dựa vào tự nhiên như tôm - rừng và tôm - lúa là các phương pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để giúp các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái nông nghiệp có khả năng chống chịu tốt hơn và tiếp tục cung cấp những dịch vụ thiết yếu cho con người, đặc biệt cho các cộng đồng dễ tổn thương tại Cà Mau và Bạc Liêu. WWF luôn đồng hành cùng người dân tại khu vực ĐBSCL thúc đẩy các giải pháp dựa vào tự nhiên, tăng cường năng lực chống chịu với BĐKH của cộng đồng và hệ sinh thái”.



Truyền hình
Đáng chú ý
Xung lực mới cho quan hệ nhân dân Việt Nam - Bangladesh

Bài viết mới
COPION (Hàn Quốc) bàn giao 2 công trình trường học cho Đồng Nai trị giá 3,5 tỷ đồng

JBCIA tài trợ 55.000 USD để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc tỉnh Đắk Lắk

Chuyên đề

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Ngày Valentine, còn gọi là Ngày lễ tình yêu hay là Ngày lễ tình nhân diễn ra vào ngày 14/2 hàng năm. Ngày lễ này được đặt tên theo Thánh Valentinô, một trong số những vị thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên - và cũng là ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân và bạn bè khác giới. Trước đây, ngày Valentine là ngày lễ chỉ ở Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng ngày nay nó được phổ biến ở hầu hết các quốc gia.