WB: Tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể phục hồi về mức 6,8% ngay trong năm 2021
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 6,8% năm 2021 |
Cũng theo WB, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, nền kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 2,8% trong năm 2020.
Tuy thấp hơn khoảng 4,2 phần trăm điểm so với thành tích những năm gần đây, Việt Nam vẫn nằm trong vùng tăng trưởng dương khi nền kinh tế thế giới dự kiến suy giảm ít nhất 4%. Tại khu vực Đông Á, chỉ có hai quốc gia khác là Trung Quốc và Myanmar dự kiến tăng trưởng GDP dương trong năm nay.
WB đánh giá, Việt Nam có kết quả như trên là nhờ khả năng chống chịu của cả khu vực kinh tế trong nước và kinh tế đối ngoại. Không những kiềm chế được đại dịch COVID-19 bằng những biện pháp sớm, quyết liệt và sáng tạo, Chính phủ còn sử dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ để tháo gỡ khó khăn cho khu vực tư nhân và thúc đẩy phục hồi. Chẳng hạn, chi tiêu công bắt đầu tăng trở lại sau 3 năm thắt chặt tài khóa. Trong 9 tháng đầu năm 2020, giải ngân đầu tư công đã tăng đến 40% so với cùng kỳ năm trước.
WB nhận định khủng hoảng hiện nay vẫn là cú sốc lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể đối với một nền kinh tế vốn quen với tăng trưởng cao và hầu như đạt toàn dụng lao động trong 25 năm qua.
Cú sốc này ảnh hưởng đến thị trường lao động trong nước, và một bộ phận người lao động, chủ yếu là nữ giới, cũng như các doanh nghiệp và hộ gia đình.
Nền kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 2,8% trong năm 2020 - Ảnh N.T |
Theo WB, triển vọng kinh tế Việt Nam ngắn hạn và trung hạn phụ thuộc nhiều vào tốc độ khôi phục của nền kinh tế trong nước, cũng như diễn biến đại dịch trên thế giới. Cũng theo tổ chức này, thời điểm phê duyệt vaccine lần cuối và vai trò của vaccine sẽ quyết định tốc độ phục hồi trên toàn cầu.
WB dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 6,8% năm 2021, sau đó ổn định xoay quanh mức 6,5% vào năm 2022 với điều kiện tình hình trong nước và quốc tế thuận lợi.
Quá trình hồi phục còn được tăng cường nhờ các hiệp định khu vực mới được thông qua và sự cộng hưởng dự kiến được hình thành giữa công ty đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước. Báo cáo của WB cũng bàn chi tiết về nhóm chính sách có thể giúp Việt Nam ổn định kinh tế, giảm nhu cầu đầu tư trong thời kỳ thắt lưng buộc bụng sắp tới, đồng thời hoàn thành các chỉ tiêu về khí hậu trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Theo ông Jacques Morisset, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB cho rằng, “Việt Nam đã là quốc gia đi đầu trong kiểm soát đại dịch COVID-19. Do vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể là “người cầm cờ” tiên phong trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường và khí hậu. Phục hồi xanh sẽ cần phải trở thành ưu tiên của Chính phủ Việt Nam và người dân Việt Nam. Điều này rất quan trọng để giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao trước năm 2045”....
Tuy nhiên, những dự báo trên còn phụ thuộc vào nhiều bất định trong bối cảnh toàn cầu, kết quả quản lý một số rủi ro có thể phát sinh ở các mặt tài khóa, tài chính và xã hội.
Việt Nam là hình mẫu hiếm hoi về duy trì ổn định nền kinh tế trong thời COVID-19 Các nhà phân tích kinh tế của tờ Nikkei Asia vừa có bài bình luận sâu về những thành công đáng ngưỡng mộ của Việt Nam trong duy trì và phát triển kinh tế thời COVID-19. |
Quốc hội giao mục tiêu GDP tăng trưởng 6% năm 2021 Sáng nay (11/11), Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 với 12 chỉ tiêu. Trong đó, chốt giao Chính phủ mục tiêu GDP năm 2021 tăng trưởng 6%, GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD, CPI khoảng 4%. |
Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công là điểm sáng Đây là phát biểu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng tại phiên họp thường kỳ tháng 10/2020 vừa diễn ra hôm nay (30/10). |