Trang chủ Kinh tế Doanh nghiệp - Doanh nhân
20:00 | 02/10/2024 GMT+7

Các tổ chức quốc tế tin tưởng vào sức mạnh của kinh tế Việt Nam

aa
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong báo cáo mới nhất đã quyết định nâng dự báo về sức tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 lên 6,1%, cao hơn mức dự báo "gần 6%" được đưa ra hồi tháng 6/2024.
Việt Nam xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Singapore: động lực từ chuyển đổi số và kinh tế xanh
Chú thích ảnh
Lắp ráp linh kiện điện tử dùng cho ngành máy in tại Công ty TNHH công nghệ điện tử Chee Yuen Việt Nam, vốn đầu tư của Đài Loan (Trung Quốc) ở khu công nghiệp An Dương, huyện An Dương (Hải Phòng). Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Không chỉ IMF, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng lạc quan với ước tính Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 6% trong năm 2024 và 6,2% năm 2025. Trong khi đó, ngân hàng HSBC tiếp tục kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 ở mức 6,5%, khi lĩnh vực sản xuất vươn mình mạnh mẽ và lạm phát diễn biến theo chiều hướng tích cực.

Bất chấp những thiệt hại về người và tài sản do cơn bão số 3 gây ra cho nước ta (mà theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ảnh hưởng tới 0,15% tăng trưởng GDP trong năm nay), các tổ chức kinh tế quốc tế vẫn đặt niềm tin vào sức chống đỡ dẻo dai của kinh tế Việt Nam trước những "cơn gió ngược".

Câu hỏi đang được đặt ra là liệu các tổ chức quốc tế có quá lạc quan hay không, khi mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế đang phải đối mặt với những rủi ro hiện hữu, trong đó có cả rủi ro địa chính trị bên ngoài? Không những thế, thiên tai, dịch bệnh, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu... vẫn đang rình rập, đe doạ cướp đi thành quả tích cực của nền kinh tế trong những tháng đầu năm.

Câu trả lời là "Không". Đánh giá sau đợt tham vấn định kỳ kết thúc vào cuối tháng 8 vừa qua, IMF đã nhấn mạnh rằng sự cải thiện của nền kinh tế chủ yếu nhờ nhu cầu bên ngoài vẫn mạnh mẽ, đầu tư trực tiếp nước ngoài ổn định và các chính sách thích ứng của chính phủ. IMF đặc biệt đánh giá cao những phản ứng nhanh của Chính phủ Việt Nam nhằm duy trì ổn định tài chính vĩ mô sau khi quá trình phục hồi kinh tế hậu đại dịch gặp nhiều trở ngại từ trong và ngoài nước. Tổ chức này cũng hoan nghênh việc Việt Nam sửa đổi Luật Các tổ chức Tín dụng, ban hành Quy hoạch điện VIII và kế hoạch xây dựng Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để đạt mục tiêu về khí hậu và thúc đẩy an ninh năng lượng.

Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, ông Shantanu Chakraborty khi chia sẻ về nhận định nền kinh tế Việt Nam "sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, bất chấp những bất ổn trên toàn cầu" cũng đã đề cập đến sự phục hồi ổn định của nền kinh tế "là kết quả của sản xuất công nghiệp cải thiện và thương mại gia tăng mạnh mẽ".

Các tổ chức quốc tế hoàn toàn có cơ sở để lạc quan về sức bật của kinh tế Việt Nam - một "ngôi sao đang lên ở châu Á" như cách gọi của nhà văn Mỹ Sam Korsmoe, người đã sống và làm việc tại Việt Nam gần 20 năm. Theo các chuyên gia của ADB, thương mại hồi phục và dòng vốn FDI tích cực sẽ là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Trong thời gian từ tháng 1 - 8/2024, xuất khẩu và nhập khẩu phục hồi mạnh mẽ, lần lượt tăng 15,8% và 17,7% so với cùng kỳ năm 2023. Nền kinh tế còn được hỗ trợ bởi sự khôi phục của các ngành dịch vụ và sản lượng nông nghiệp ổn định.

Tuy nhiên, dự báo về "sức khỏe" của một nền kinh tế chưa bao giờ là một bài toán đơn giản. Từ đầu năm 2024 đến nay, thế giới tiếp tục chứng kiến những biến động phức tạp, khó lường hơn, có những yếu tố thay đổi rất nhanh, nằm ngoài khả năng dự báo của các nước và tổ chức quốc tế, tạo sức ép lớn lên tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Chúng ta đã thấy chuỗi cung ứng logistics có nguy cơ đứt gãy khi cuộc xung đột ở Biển Đỏ leo thang, hay cuộc xung đột Nga - Ukraine đã khiến thị trường năng lượng và lương thực của thế giới chao đảo như thế nào.

IMF cũng đã lưu ý rằng rủi ro đối với kinh tế Việt Nam vẫn còn cao. Xuất khẩu - một trong những "rường cột" của nền kinh tế - có thể suy yếu nếu tăng trưởng toàn cầu không như mong đợi, căng thẳng địa chính trị toàn cầu vẫn tiếp diễn hoặc tranh chấp thương mại gia tăng. Áp lực tỷ giá có thể kéo dài khi chính sách tiền tệ vẫn nới lỏng. Và chúng ta đã thấy có rất nhiều chữ "nếu" ở đây.

Các giải pháp, chính sách điều hành của Chính phủ Việt Nam thời gian qua được giới chuyên gia đánh giá là đã kịp thời ứng phó với biến động của môi trường kinh tế vĩ mô bên ngoài, hỗ trợ nền kinh tế cạnh tranh với các nước để không "tụt lại phía sau" trong các xu thế lớn toàn cầu. Đồng thời, chính phủ đã tập trung xử lý các điểm nghẽn về nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển.

Hết quý III/2024, chúng ta có thể tin chắc rằng nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu kiên cường trong những giai đoạn khó khăn. Khi nói về những nỗ lực của Việt Nam trong quá trình khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, ông Shantanu Chakraborty đã gọi đó là "những nỗ lực phi thường". Chính phủ Việt Nam đang đặt mục tiêu kiểm soát tốt lạm phát, phấn đấu đạt tăng trưởng kinh tế 7% trong năm 2024. Những mục tiêu này hoàn toàn không quá tham vọng mặc dù thời gian còn lại chỉ là ba tháng.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật về quyền con người Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật về quyền con người
Quốc tế đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy quyền con người Quốc tế đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy quyền con người

Theo TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam vẫn là điểm đến ưa chuộng cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Việt Nam vẫn là điểm đến ưa chuộng cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo, theo đó khẳng định, Việt Nam vẫn là điểm đến ưa chuộng cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Giới chuyên gia quốc tế đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam

Giới chuyên gia quốc tế đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam

Với mức tăng trưởng ấn tượng 5,66% trong quý I/2024 giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu nói chung còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đang nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các chuyên gia nước ngoài, trở thành một trong những điểm đến đầu tư rất hấp dẫn của khu vực.
ADB giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng 6% của kinh tế Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng 6% của kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam tổ chức họp báo về triển vọng kinh tế cho Việt Nam, trong đó giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài.

Các tin bài khác

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Singapore: động lực từ chuyển đổi số và kinh tế xanh

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Singapore: động lực từ chuyển đổi số và kinh tế xanh

Ngày 1/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Hội hữu nghị Việt Nam - Singapore với sự phối hợp, hỗ trợ của Tổng Lãnh sự quán Singapore tại TP.HCM tổ chức chương trình “Kết nối thúc đẩy thương mại, đầu tư Việt Nam - Singapore”. Đây là diễn đàn giúp doanh nghiệp hai nước nắm bắt xu hướng kinh doanh mới, tìm kiếm đối tác đa dạng hóa chuỗi cung ứng, từ đó thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư song phương. Sự kiện thu hút gần 100 doanh nghiệp và các nhà đầu tư tiềm năng đến từ Singapore và Việt Nam.
Chương trình của Vinamilk hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên vùng bão lũ thông qua Trung ương Đoàn

Chương trình của Vinamilk hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên vùng bão lũ thông qua Trung ương Đoàn

Hơn 1,2 triệu sản phẩm dinh dưỡng Vinamilk, tương đương 6 tỷ đồng được hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh bị ảnh hưởng bão lũ Yagi. Đây là cam kết của Vinamilk từ chương trình “Vượt thiên tai – Tiếp bước tương lai”, phối hợp cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, theo hình thức nhân viên, cộng đồng đóng góp 1 thì Vinamilk sẽ góp thêm 1, để nhân đôi số sản phẩm hỗ trợ.
Lần đầu tiên một công ty Việt Nam tại Nhật Bản được lựa chọn làm đối tác chính thức của Đài truyền hình TOKYO MX

Lần đầu tiên một công ty Việt Nam tại Nhật Bản được lựa chọn làm đối tác chính thức của Đài truyền hình TOKYO MX

Tháng 7/2024, Công ty cổ phần KOI MEDIA (Nhật Bản) đại diện là CEO Nguyễn Hữu Mạnh Khôi và Đài truyền hình Tokyo MX (MXTV) đại diện là ông Sato Maki, Tổng Giám đốc đã ký kết hợp tác. Theo đó, KOI MEDIA chính thức trở thành đối tác quảng cáo và truyền thông của Đài truyền hình TOKYO MX (MXTV).
Nhiều hoạt động giao thương tại Lễ hội trái cây Việt Nam tại Trung Quốc

Nhiều hoạt động giao thương tại Lễ hội trái cây Việt Nam tại Trung Quốc

Ngày 29/9/2024, Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Đọc nhiều

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hỗ trợ khẩn cấp 10 tỷ đồng cho người dân vùng bão lũ Lào Cai

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hỗ trợ khẩn cấp 10 tỷ đồng cho người dân vùng bão lũ Lào Cai

Ngày 1/10, tại huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai), Tổ chức Save the Children International - Văn phòng đại diện tại Việt Nam (Tổ chức Cứu trợ Trẻ em) phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ triển khai "Dự án cứu trợ khẩn cấp cho hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi mưa lũ do bão số 3 năm 2024 tại tỉnh Lào Cai". Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án cứu trợ được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt tại Quyết định số 2414/QĐ-UBND ngày 24/9/2024.
Nhiều người Hoa đã chọn Đồng Tháp là nơi sinh sống, an cư lạc nghiệp

Nhiều người Hoa đã chọn Đồng Tháp là nơi sinh sống, an cư lạc nghiệp

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết như trên tại buổi họp mặt kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949 - 1/10/2024) do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Tháp phối hợp Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc tỉnh, Trường Đại học Đồng Tháp tổ chức, diễn ra chiều 30/9 tại Trường Đại học Đồng Tháp.
Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật về quyền con người

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật về quyền con người

Là một thành viên tích cực trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Việt Nam không ngừng củng cố cam kết trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người thông qua các nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật. Báo cáo Quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc do Bộ Ngoại giao công bố đã nhấn mạnh những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực này, đặc biệt là những chính sách, pháp luật mới ban hành nhằm bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương và quyền của người lao động, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững.
Hợp tác Việt Nam - Cộng đồng Pháp ngữ: thách thức và triển vọng

Hợp tác Việt Nam - Cộng đồng Pháp ngữ: thách thức và triển vọng

Hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc Cộng đồng Pháp ngữ trong các lĩnh vực văn hóa, ngôn ngữ và giáo dục đã và đang không ngừng phát triển, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu đời giữa hai bên. Hội thảo khoa học “Hợp tác văn hóa, ngôn ngữ và giáo dục giữa Việt Nam và các nước Pháp ngữ: Thách thức và triển vọng” vừa tổ chức tại Hà Nội, đã đưa ra nhiều góc nhìn sâu sắc về những bước tiến mới trong lĩnh vực này. Hội thảo do Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (CLEF) chủ trì.
Vùng 5 Hải quân: rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng công tác bảo đảm an toàn

Vùng 5 Hải quân: rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng công tác bảo đảm an toàn

Chiều 1/10, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm công tác bảo đảm an toàn trong học tập, công tác và tham gia giao thông năm 2024. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Chính ủy Vùng dự hội nghị; Đại tá Lục Đức Tiên, Phó Tư lệnh Vùng chủ trì.
30 thợ lặn của Hải quân nỗ lực tìm kiếm 4 nạn nhân mất tích trong sập cầu Phong Châu

30 thợ lặn của Hải quân nỗ lực tìm kiếm 4 nạn nhân mất tích trong sập cầu Phong Châu

Ngày 1/10, 30 thợ lặn của Lữ đoàn Đặc công 126, Quân chủng Hải quân đã phối hợp với các lực lượng của tỉnh Phú Thọ triển khai lặn tìm kiếm các nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu do ảnh hưởng cơn bão số 3. Việc triển khai thợ lặn tinh nhuệ và phương tiện hiện đại nhất đến tìm kiếm 4 nạn nhân còn mất tích thể hiện quyết tâm cao trong công tác tìm kiếm cứu nạn của địa phương.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra bắn đạn thật trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra bắn đạn thật trên biển

Sáng 1/10, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, các biên đội tàu của Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã cập quân cảng Vùng 5, kết thúc đợt kiểm tra bắn đạn thật trên biển.
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
video ca nuoc huong ve dong bao vung bao lu
su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động