"Vũ khí bí mật nào" khiến Putin có thể đường hoàng can thiệp vào cuộc khủng hoảng Belarus?
Hé lộ về cuộc gọi nhỡ của ông Putin khiến Tổng thống Trump nổi đóa, "quát vào mặt" cố vấn |
Sau cuộc biểu tình tại Belarus, Tổng thống Lukashenko sẽ gặp Tổng thống Putin |
Cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức tại Belarus vào ngày 9 tháng 8, theo Ủy ban bầu cử trung ương công bố, Tổng thống Alexander Lukashenko đã đạt hơn 80 phần trăm số phiếu ủng hộ, đối thủ chính của ông là Svetlana Tikhanovskaya chỉ giành được 10,12%.
Tuy nhiên, phe đối lập không công nhận kết quả này và yêu cầu tổ chức bầu cử lại, thậm chí ứng viên Tikhanovskaya còn tuyên bố chính mình mới là người thắng cử và thành lập Hội đồng chuyển tiếp điều hàng, để buộc Tổng thống Lukashenko phải chuyển giao quyền lực.
Sau đó, ở Belarus bắt đầu nổ ra những cuộc biểu tình, biến thành bạo loạn. Trong những ngày đầu, họ bị lực lượng an ninh trấn áp thẳng tay bằng đạn cao su, lựu đạn gây choáng, vòi rồng và hơi cay. Sau đó, các nhân viên bảo vệ pháp luật đã ngừng sử dụng những phương pháp như vậy.
Tổng thống Vladimir Putin xác nhận Nga có quyền can thiệp vào tình hình Belarus. Ảnh: Đất Việt |
Hồi tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng ông đã lập ra lực lượng nhân viên thực thi pháp luật dự bị để giúp Belarus, số nhân viên này sẽ được sử dụng trong tình huống cần thiết.
Trong bối cảnh đó, Washington tuyên bố có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Moscow trong trường hợp Nga “can thiệp công khai” vào các vấn đề của Belarus, hãng tin Anh Reuters đưa tin, dẫn lời một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ.
Trong tuyên bố công khai, Nguyên thủ quốc gia Nga Putin cho biết, ông đã làm điều này theo đề nghị của Tổng thống đương nhiệm hợp Hiến của Belarus là ông Alexander Lukashenko và nhấn mạnh rằng, Nga có quyền làm như vậy.
Tổng thống Putin nhắc lại rằng, Moscow có các nghĩa vụ đối với Minsk trong lĩnh vực an ninh trong khuôn khổ của “Nhà nước Liên minh Nga-Belarus” và “Hiệp ước an ninh tập thể” (CST). Điện Kremlin cho rằng, Belarus sẽ chỉ cần đến sự trợ giúp của Nga, nếu chính quyền nhà nước hoặc dân thường gặp nguy hiểm.
Tổng thống Putin giải thích, về phương diện pháp lý, Nga có nghĩa vụ bảo đảm an ninh cho Belarus dựa trên cơ sở Hiệp ước về nhà nước liên minh Nga-Belarus (ký năm 1999) và Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) (ký năm 2002, gồm các nước thành viên là Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Armenia và Tajikistan).
Theo đó, tất cả các quốc gia thành viên của các tổ chức này có nghĩa vụ giúp đỡ nhau trong việc bảo vệ chủ quyền, bảo vệ biên giới và duy trì sự ổn định chính trị trong nước.
Tổng thống Putin cho biết thêm, trong cuộc điện đàm mới đây với Tổng thống A.Lukashenko, ông đã đảm bảo rằng Nga sẽ thực hiện đến cùng tất cả nghĩa vụ của mình theo các hiệp ước mà hai nước đã ký kết.
Như vậy, nếu Nga đưa lực lượng bảo vệ pháp luật tới giúp Belarus ổn định tình hình an ninh-chính trị là hoàn toàn hợp pháp. Còn nếu các nước khác mượn cơ đó để đưa quân can thiệp vào tình hình Belarus là hoàn toàn phi pháp.
Chính vì thế, vừa qua, Tổng thống Nga Putin đã có 2 cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong đó ông yêu cầu phương Tây không can thiệp vào tình hình khủng hoảng ở Belarus.
Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa, Mỹ kéo tàu sân bay "khủng" vào Biển Đông |
"Đế chế" Mỹ sẽ lụn bại dưới tay TT Trump vì cuộc khủng hoảng từng xóa sổ đế quốc La Mã? |