VNDIRECT: Nửa cuối năm 2024, chứng khoán vẫn hấp dẫn hơn so với gửi tiết kiệm
(Ảnh minh hoạ) |
Trong báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán mới công bố, Công ty chứng khoán VNDIRECT đưa ra dự phóng lợi nhuận năm 2024 của các công ty niêm yết trên HoSE sẽ tăng trưởng 18% so với cùng kỳ, trong kịch bản tích cực.
Theo VNDIRECT, chênh lệch giữa tỷ suất thu nhập trên giá của VN-Index (E/P) và lãi suất huy động ở mức cao so với mặt bằng lịch sử. Cụ thể, chênh lệch giữa E/P và lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng hiện nay khá lớn so với quá khứ cho thấy thị trường chứng khoán vẫn duy trì sức hấp dẫn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. E/P của VN-Index khoảng 7% (tại ngày 28/06/2024) trong khi lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng đạt gần 4,9%/năm.
"Mặc dù lãi suất huy động đã dần tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong các quý tới sẽ giúp khoảng cách giữa E/P của VN-Index và lãi suất huy động vẫn giữ ở mức cao. Điều này giúp thị trường chứng khoán duy trì sức hấp dẫn so với kênh gửi tiết kiệm trong nửa cuối năm 2024", báo cáo nêu.
Cũng theo chuyên gia VNDIRECT, tăng trưởng EPS của thị trường sẽ phục phồi mạnh mẽ trong năm nay từ mức nền thấp của năm 2023 nhờ hoạt động sản xuất và thương mại phục hồi mạnh mẽ hơn. PMI của Việt Nam trong tháng 6 đạt 54,7, cao hơn kỳ vọng. Hơn nữa, thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm 2024 và mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn vào năm 2024 hỗ trợ kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng sẽ là động lực tăng trưởng EPS của thị trường.
Dự phóng tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết ở mức 18% năm 2024 (Nguồn VNDIRECT) |
Nửa cuối năm 2024, VNDIRECT giữ nguyên dự báo chỉ số VN-Index có thể đạt 1.350 điểm vào cuối năm trên kịch bản cơ sở.
Trong trường hợp tăng trưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục cải thiện, VNDIRECT dự báo GDP 2025 của Việt Nam tăng trưởng 6,5-7,0% so với cùng kỳ, động lực tăng trưởng đến từ tiêu dùng nội địa và đầu tư khu vực tư nhân.
Lợi nhuận trong năm 2025 các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE sẽ tăng trưởng từ 15-17% nhờ xu hướng cải thiện tích cực của nền kinh tế.
Dự báo về điểm số của chỉ số vào năm 2025, nhóm phân tích lạc quan cho rằng VN-Index sẽ đạt 1.580 – 1.600 điểm cuối năm 2025 tương ứng P/E mục tiêu đạt 14,8x ~P/E trung bình 5 năm.
Thống kê dư nợ margin 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy, dư nợ cho vay margin tại các CTCK tiếp tục xác lập kỷ lục mới với khoảng 225.000 tỷ đồng, tăng 18.000 tỷ đồng so với đỉnh hồi cuối quý I. Trong đó, dư nợ margin ước tính vào khoảng 218.000 tỷ đồng, cũng là con số kỷ lục trong lịch sử chứng khoán Việt Nam. Cần phải lưu ý, đây là dư nợ chưa bao gồm cho vay 3 bên và nếu tính thêm từ nguồn này, con số thực tế có thể lớn hơn.
Bên cạnh đó, số dư tiền gửi của khách hàng tại các công ty chứng khoán vào cuối quý II/2024 đạt khoảng 95.000 tỷ đồng, giảm 9.000 tỷ đồng so với con số kỷ lục vào cuối quý I/2024 với 104.000 tỷ đồng. Đây hầu hết là tiền gửi của nhà đầu tư chứng khoán theo phương thức CTCK quản lý.
Lượng tiền này đang nằm sẵn trong tài khoản nhà đầu tư và chưa thực hiện giải ngân vào thời điểm ngày 30/6/2024.
Dư nợ margin của Chứng khoán VPBank mở rộng liên tiếp trong 5 quý, đạt gần 9.300 tỷ đồng Báo cáo tài chính quý II/2024 của CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho thấy Công ty đã mở rộng dư nợ margin quý thứ 5 liên tiếp. |
Lợi nhuận của Chứng khoán VNDIRECT thấp nhất trong 5 quý trở lại Công ty chứng khoán VNDIRECT có quý thứ 2 liên tiếp suy giảm lợi nhuận và cũng là mức thấp nhất trong vòng 5 quý trở lại. Dù vậy, dư nợ margin và phải thu của VND đã vượt mốc 10.000 tỷ đồng trong quý II/2024. |