VN-Index đi ngang 7 phiên giao dịch liên tiếp
Giao dịch cầm chừng sau phiên trả điểm VN-Index thu hẹp biên độ lại rất hẹp trong phiên giao dịch thứ 2 sau kỳ nghỉ lễ. Khớp lệnh của sàn đạt chưa tới 7.000 tỷ đồng. |
Trục trặc về đồng hồ giao dịch, HOSE vẫn có phiên khởi sắc nhất từ sau chuỗi ngày nghỉ lễ Phiên giao dịch thứ 3 kể từ sau nghỉ lễ, thị trường đã có sự trở lại của dòng tiền cũng trạng thái tích cực của nhiều nhóm ngành như Khu Công nghiệp, Ngân hàng, Chứng khoán. Sự cố dữ liệu tại HOSE khiến thời gian giao dịch bị trễ 4 phút dường như không ảnh hưởng nhiều. |
Định vị thị trường
Mặc dù là chủ đề thu hút khá nhiều sự quan tâm nhưng câu chuyện về trần nợ công của Mỹ lại ít ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán nước này lẫn thị trường thế giới. Chỉ số S&P 500 và NASDAQ vẫn đang neo ngay sát vùng đỉnh 9 tháng.
Trong khi đó, NIKKEI 225 sau khi liên tiếp lập kỷ lục điểm số mới chỉ điều chỉnh chưa đến 0,5% ở phiên hôm nay. Còn các thị trường như Đài Loan và Hàn Quốc lại xem đây là cơ hội để thu hẹp lại chênh lệnh với chứng khoán Nhật Bản. Thành tích tăng điểm từ đầu năm của NIKKEI 225 là 18,6% trong khi KOSPI và TWSE lần lượt là 14,8% và 14,5%.
Diễn biến của NIKKEI 225. |
Những diễn biến khả quan từ khu vực dù vậy chưa thể phát huy hiệu quả với thị trường chứng khoán Việt Nam. Mạch đi ngang đã kéo dài sang phiên thứ 7 liên tiếp với nguyên nhân vẫn đến từ sự thờ ơ của nhóm cổ phiếu VN30. Dù đã đi qua tuần đáo hạn phái sinh, cho đến lúc này, vẫn chưa có một cú hích rõ rệt nào từ các cổ phiếu hàng đầu thị trường.
Chất xúc tác
Như đã nhiều lần đề cập, hoạt động giao dịch của khối ngoại kể cả trong những phiên mua ròng cũng không thực sự đáng tin cậy. Sau 3 phiên mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng trong đó có giao dịch thỏa thuận đột biến khoảng 1.300 tỷ đồng tại STG, khối ngoại lại có liền 2 phiên bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng.
Các cổ phiếu bị bán ròng ở phiên hôm nay phần lớn là các cổ phiếu lớn như VNM (-126,2 tỷ đồng), MSN (-125,9 tỷ đồng), HPG (-58,2 tỷ đồng), CTG (-49 tỷ đồng).
Dường như điều này đã khiến cho dòng tiền nội buộc phải trì hoãn hành động thêm. Thay vì đẩy thêm lượng tiền mới, tiền nội chỉ ưu tiên giữ trạng thái ổn định trên mức bình 20 phiên. Đây đã là phiên thứ 10 liên tiếp, khớp lệnh của HOSE cao hơn mức này.
Hiện kỳ họp thứ 5 của Quốc hội đang được diễn ra và sự chú ý dành khá nhiều cho các nội dung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Vận động nhóm ngành
Với việc khối ngoại bán ròng nhiều Bluechips, cục diện của nhóm VN30 chưa thể được định hình. Chốt phiên, cả rổ có 24/60 mã giảm. Các mã bị khối ngoại bán ròng như VNM (-1,8%), MSN (-2,2%), HPG (-0,9%), CTG (-0,2%) đều giảm điểm trong đó VNM và MSN dẫn đầu về biên độ giảm.
Ngoài ra, các mã GAS (-1,6%), BCM (-1,4%), VIB (-1,4%), BID (-1,2%), SAB (-1,1%) cũng đều có biên độ giảm hơn 1%. Chỉ số VN30 chốt phiên giảm 0,53% xuống 1.068,05 điểm.
So với VN-Index, biên độ của VN30 có phần lớn hơn, phản ánh sức ép của nhóm cổ phiếu lớn đang lớn hơn thị trường chung. VN-Index chỉ giảm 0,45% xuống 1.065,85 điểm.
Hầu hết các mã Midcap và Penny đều giảm dưới 2% như DXG (-1,4%), VIX (-1,12%), NVL (-1,12%), VCI (-1,02%), HHV (-1,43%), VCG (-1,46%), HSG (-1,24%), PC1 (-1,54%)… Một số vẫn còn duy trì được trạng thái tăng giá tích cực như HCM (+1,72%), PET (+2,71%), HBC (+3,1%), DCM (+1,4%)…
Theo thống kê, độ rộng của HOSE đạt 31% mã tăng trong khi đó có hơn 60% mã giảm. VN-Index có phiên đi ngang thứ 7 liên tiếp dù đã có một số thời điểm dòng tiền tỏ rõ sự sẵn sàng với nhiều nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Tổng giá trị giao dịch của sàn hôm nay đạt 12.860 tỷ đồng, tương đương 721,98 triệu đơn vị.
Trạng thái cầm chừng cũng đang khiến cho HNX-Index và UPCoM-Index có biên độ giao dịch hẹp. 2 chỉ số lần lượt giảm 0,05% và 0,26%. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 2.300 tỷ đồng.
Tâm điểm chứng khoán: Lãi suất có thể giảm, kịch bản như giai đoạn COVID có thể lặp lại Chuyên gia cho rằng, nếu tình trạng doanh nghiệp vẫn khó đầu ra, không sản xuất kinh doanh được trong khi tiền gửi lãi suất thấp thì kịch bản như giai đoạn COVID có thể quay lại. |
Đã đến lúc đầu tư cổ phiếu bất động sản? "Nếu đầu tư nhìn 1 năm thì cổ phiếu bất động sản đáng quan tâm. Bởi hiện khó khăn đã hấp thụ hết, chỉ chờ ánh sáng cuối đường hầm, nếu xuất hiện thì dòng tiền sẽ đổ vào mạnh", ông Huỳnh Anh Tuấn, CEO DAS nói. |