Đã đến lúc đầu tư cổ phiếu bất động sản?
Chuyển hướng sang nhà ở xã hội, các “ông lớn” bất động sản đang làm đến đâu?
Trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp khó khăn, việc các doanh nghiệp địa ốc chuyển hướng sang làm nhà ở xã hội có thể là một giải pháp giúp doanh nghiệp khơi thông dòng tiền, đồng thời, tận dụng những chính sách vừa được ban hành dành riêng cho phân khúc này.
|
Tâm điểm chứng khoán: Cổ phiếu vừa và nhỏ được luân chuyển, nhà đầu tư cần lưu ý gì?
Nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ đã có sự khởi sắc khá nhanh trong vài tuần trở lại đây. Sự luân chuyển đã được ghi nhận và liệu đây có phải là những chuyển động gây ra rủi ro cho sự hồi phục?
|
Tính đến nay, VN-Index đã không rơi vào kịch bản “Sell in May”, ông có bình luận gì về xu hướng của thị trường hiện nay?
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc CTCK Ngân hàng Đông Á (DAS): Thị trường đang giao dịch ở giai đoạn trầm lắng không có sự đột biến. Sau thông tin tăng trưởng GDP quý 1 thấp, hàng loạt doanh nghiệp báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 suy giảm, chỉ có một vài doanh nghiệp có sức tăng trưởng như công nghệ hay bảo hiểm, y tế. Nhóm ngân hàng có vài ngân hàng tăng trưởng còn lại đa số đều giảm.
Sau mùa báo cáo quý 1, nhận thấy rõ kinh tế đi xuống nhanh, Chính phủ đưa ra hàng loạt giải pháp như thông tin hỗ trợ thị trường bất động sản, chỉ đạo phải tháo gỡ pháp lý cho các dự án. Những thông tin vĩ mô thường có độ trễ nhất định, chính sách đi chậm, khả năng hấp thụ chậm.
Tháng 5 ít thông tin, nhưng ngược lại, tháng 5 là tháng chờ đợi hấp thụ những chính sách. Một mặt thị trường khó tăng nóng nhưng cũng khó giảm sâu, khi nền kinh tế không có yếu tố xấu hơn.
Ông có đánh giá ra sao về khả năng hạ lãi suất?
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) gần như đã đạt đỉnh trong việc nâng lãi suất. Nếu không tăng lãi suất, hàng loạt nền kinh tế khác đang ở giai đoạn khó khăn có thể kỳ vọng quay đầu chính sách nới lỏng cung tiền.
Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những lần giảm lãi suất. Khả năng sắp tới chúng ta có thể hạ tiếp lãi suất bởi với mức lãi suất cao khả năng hấp thụ nền kinh tế hầu như không có. Tăng trưởng tín dụng ở quý 1 ở mức tương đối thấp. Khả năng năm nay mức tăng trưởng tín dụng các ngân hàng không sử dụng hết, khi mà lãi suất cao doanh nghiệp khó khăn, doanh nghiệp ngại vay để mở rộng sản xuất vì tổng cầu suy giảm. Doanh nghiệp đi vay hiện chủ yếu là bất động sản nhằm đảo nợ bởi tổng cầu ngành này cũng giảm mạnh.
Nhận định của ông về bức tranh kinh doanh doanh nghiệp quý 2 này?
Nhìn trên cơ cấu VN-Index, ngành bất động sản và ngân hàng chiếm tỷ lệ lớn, trong khi bất động sản gặp khó thì ngân hàng cũng chịu nhiều áp lực. Cuối quý 4/2022 tốc độ tăng lãi suất lên nhanh, huy động đạt mức 12-13%, đa số ngân hàng yếu không chịu nổi, phản ánh lợi nhuận quý 1/2023. Lãi suất hiện hạ, chi phí vốn ngân hàng hạ xuống, lãi suất cho vay giảm, lúc đó bức tranh lợi nhuận quý 3 có thể tích cực hơn, quý 2 có thể là quý tạo đáy của nền kinh tế.
Ông vừa đề cập tới bất động sản, một trong hai ngành có vốn hóa chiếm tỷ lệ cao trên thị trường. Ông đánh giá ra sao về ngành này?
Tôi cho rằng, điều đầu tiên, làm sao để đẩy nhanh tất cả giải pháp đã đưa ra. TP.HCM "giải cứu" được một vài dự án của Novaland, Hưng Thịnh… Những điều này là yếu tố khơi lại dòng chảy bất động sản. Tuy nhiên, quý 2 vẫn còn khó, chỉ kỳ vọng ở quý 3 khi lãi suất giảm. Để thấy rõ tác động từ các giải pháp của Chính phủ thì phải tới quý 2/2024.
Dù khó khăn nhưng giá cổ phiếu bất động sản đã hấp thụ nhiều, nhiều cổ phiếu doanh nghiệp lớn về vùng 11.000-13.000 đồng/cổ phiếu, giá tương ứng với khó khăn doanh nghiệp. Nếu đầu tư nhìn 1 năm thì cổ phiếu bất động sản đáng quan tâm. Bởi hiện khó khăn đã hấp thụ hết, chỉ chờ ánh sáng cuối đường hầm, nếu xuất hiện thì dòng tiền sẽ đổ vào mạnh.
Hiện nhóm nhận được nhiều kỳ vọng là dầu khí với một số hợp đồng gói thầu được ký kết. Xuất khẩu, thủy sản còn khó, cuối quý 3 có thể khởi sắc trở lại…
Góc nhìn của ông về xu hướng thị trường thời gian tới?
Tôi không quá kỳ vọng thị trường tăng mạnh vì toàn bộ dòng tiền hiện nay đang ở giai đoạn giải quyết cơ cấu.
Điểm tích cực là thanh khoản hiện nay khá dồi dào. Mới đây, NHNN mua vào 6-7 tỷ USD, tức bơm ra nền kinh tế trên 100.000 tỷ, là yếu tố cho thấy thanh khoản toàn bộ hệ thống khá dồi dào. Đó cũng là cơ sở giảm lãi suất, theo tôi, 1-2 tuần nữa có thể có thông tin liên quan động thái hạ lãi suất. Đây là thông tin quan trọng cho doanh nghiệp khó khăn giảm chi phí vì nhìn bức tranh chung quý 1 nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp bất động sản chi phí tài chính tăng rất nhanh khi lãi vay tăng, hầu như doanh nghiệp có lợi nhuận suy giảm mạnh. Nếu quý 2-3 cải thiện chi phí tài chính thì tự động lợi nhuận hồi phục. Đây là cơ hội chọn doanh nghiệp tốt cho trung dài hạn.
Một điều nữa, nếu lãi suất tiếp tục hạ cả huy động cho vay mà tổng cầu chưa hồi phục thì không loại trừ nhiều doanh nghiệp có dòng tiền tốt nhưng không triển khai được sản xuất kinh doanh thì có thể họ quay lại đầu tư chứng khoán. Điều này đã từng xảy ra ở giai đoạn dịch COVID-19. Tiền doanh nghiệp dồi dào nhưng không làm gì đã tranh thủ đầu tư chứng khoán.
Lãi suất tiết kiệm khi về vùng 6-7% thì doanh nghiệp sẽ so sánh, cân nhắc đầu tư chứng khoán. Tôi không loại trừ kịch bản này nếu kinh tế không quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng.
Cảm ơn ông!
Đến lượt nhóm Bất động sản giữ tiền lại thị trường
VN-Index dù vẫn chưa có được sự khởi sắc về xu hướng trước kỳ nghỉ lễ nhưng các nhóm ngành vẫn có sự luân chuyển khá tốt để giữ lại dòng tiền. Sau phiên trỗi dậy của Thép và Ngân hàng, đến lượt một số mã Bất động sản như DXG, DIG, NVL đóng góp cho thị trường chung.
|
Nhà đầu tư chứng khoán Mỹ lo lắng bán mạnh cổ phiếu
Tâm lý lạc quan ở thời điểm đầu phiên giao dịch đã chịu tổn hại đáng kể sau khi chủ tịch Fed Jerome Powell loại bỏ khả năng hạ lãi suất bởi ông không tin rằng lạm phát sẽ giảm đủ nhanh.
|