Trục trặc về đồng hồ giao dịch, HOSE vẫn có phiên khởi sắc nhất từ sau chuỗi ngày nghỉ lễ
Tâm điểm chứng khoán: Cơ hội vẫn hiện hữu Dù đã điều chỉnh tuần thứ 2 liên tiếp nhưng các chuyên gia đều không bi quan với trạng thái thị trường. Cơ hội giao dịch ở một số doanh nghiệp hoặc nhóm ngành có câu chuyện vẫn xuất hiện dành cho nhà đầu tư ngắn hạn. |
Chứng khoán Mỹ hồi phục, Dow Jones bật tăng gần 550 điểm Cổ phiếu của các ngân hàng khu vực tại Mỹ đã chịu nhiều áp lực trong tuần này khi mà nhà đầu tư lo sợ rằng các tổ chức ngân hàng khác có thể sụp đổ. |
Định vị thị trường
Chứng khoán châu Á trong phiên đầu tuần có sự khởi sắc với sắc xanh xuất hiện tại nhiều chỉ số. Số liệu việc làm tại Mỹ tốt hơn kỳ vọng cùng với việc nhà đầu tư đang chuẩn bị tâm lý trước khi Trung Quốc công bố số liệu lạm phát. 2 chỉ số CSI 300 và SHCMP của Trung Quốc đều tăng trên 1%. VN-Index cũng có một phiên giao dịch tích cực với biên độ trên 1%, đây là diễn biến tốt nhất của thị trường sau khi trở lại từ kỳ nghỉ lễ.
Khối ngoại thu hẹp quy mô bán ròng
Chuỗi bán ròng của khối ngoại vẫn duy trì nhưng ở phiên đầu tuần, khối ngoại họ bán ròng không đáng kể chỉ khoảng 14,55 tỷ đồng. Đây là phiên bán ròng thứ 3 liên tiếp của nhà đầu tư nước ngoài và hiện tính từ đầu năm, giá trị mua ròng đang là 3.615 tỷ đồng.
Tiền nội đã xoay sở khá tốt ở tuần trước với 2 phiên tiệm cận mức bình quân 20 phiên. Có thể xem đây là dấu hiệu có dòng tiền bổ sung vào thị trường khi VN-Index quay lại vùng hỗ trợ 1.040 điểm. Tuy nhiên, với việc thị trường mới chỉ trở lại từ sau nghỉ lễ nên trạng thái dòng tiền chưa ổn định.
Phiên hôm nay, trên HOSE ghi nhận hiện tượng toàn bộ hệ thống giao dịch trễ 4 phút so với thời gian thực. Đã có nhiều nhà đầu tư và CTCK phản ánh về sự cố trên nhưng chốt phiên, thanh khoản của HOSE lại vượt mức bình quân 20 phiên.
Hầu hết cổ phiếu Ngân hàng tăng giá
So với 2 phiên giao dịch của tuần trước, trạng thái của thị trường khởi sắc ấn tượng. Số mã tăng trên HOSE phủ 57,6%, chiếm ưu thế vượt trội.
Các nhóm ngành như Chứng khoán, Ngân hàng, Khu Công nghiệp xuất hiện một cách đa dạng hơn. Tại nhóm Ngân hàng, hầu hết các cổ phiếu đều tăng giá trong đó 2 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất là VCB (+3,6%), BID (+2,9%) cũng dẫn đầu luôn về đà tăng. Hiệu ứng lan tỏa dễ dàng ghi nhận tại STB (+2,8%), TCB (+2,4%), SHB (+2,3%), MSB (+2,1%)…
Tuy nhiên, dòng tiền vào Ngân hàng thực tế chưa thực sự thuyết phục. Top 5 cổ phiếu có thanh khoản cao nhất của HOSE chỉ có duy nhất một cổ phiếu Ngân hàng. Thay vào đó, SSI (+3,96%) cùng các mã Bất động sản như DIG (-1,05%), NVL (-4,43%), DXG (+1,14%) là những cổ phiếu được giao dịch mạnh nhất.
Các cổ phiếu Chứng khoán như VND (+2,71%), VCI (+2,66%), HCM (+2,2%), ORS (+3,1%) ghi nhận sự hưởng ứng tích cực với biên độ tăng đều trên 2%.
Nhóm Khu Công nghiệp cũng có sự đi lên theo nhóm ngành thay vì chỉ một vài điểm sáng lẻ loi như tuần trước. GVR (+4,5%), SZC (+4,6%), VGC (+2,2%), D2D (+1,5%), VGC (+2,2%), KBC (+0,8%) đều tăng giá tích cực. KBC vẫn tiếp tục là điểm sáng về dòng tiền dù biên độ tăng hẹp, đạt gần 170 tỷ đồng.
Chốt phiên giao dịch, VN-Index tăng 13,13 điểm lên 1.053,44 điểm (+1,26%). Giá trị giao dịch của HOSE đạt 10,783 tỷ đồng, tương đương 655,53 triệu đơn vị.
2 chỉ số còn lại đều tăng trên 1%: chỉ số HNX-Index tăng 1,5% lên 210,92 điểm còn HNX-Index tăng 1,06%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn cùng có sự khởi sắc trở lại, đạt hơn 1.900 tỷ đồng.
VN-Index trả lại hết điểm số có được từ phiên tăng đột biến trước kỳ nghỉ lễ Gần như thành quả tăng điểm của phiên 28/4 đã bị triệt tiêu ngay lập tức sau khi thị trường hoạt động trở lại sau nghỉ lễ. Các cổ phiếu Bluechips đã làm lu mờ đi nhiều điểm sáng trên thị trường chung |
Giao dịch cầm chừng sau phiên trả điểm VN-Index thu hẹp biên độ lại rất hẹp trong phiên giao dịch thứ 2 sau kỳ nghỉ lễ. Khớp lệnh của sàn đạt chưa tới 7.000 tỷ đồng. |