Mất vốn, thua lỗ tràn lan, VEAM vẫn xin lên sàn 1,3 tỉ cổ phần
Nhiều sai phạm của VEAM có liên quan đến quản lý đất công? Nhiều sai phạm của VEAM tiếp tục được chuyển sang Bộ Công An Chuyển hồ sơ sai phạm của VEAM sang Cơ quan điều tra |
Theo tài liệu họp đại hội đồng cổ đông 2019 do VEAM công bố, hội đồng quản trị VEAM đã gửi tờ trình xin cổ đông việc niêm yết hơn 1,3 tỉ cổ phần VEA trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Trước đó, năm 2018, VEAM cũng đã có tờ trình xin ý kiến về việc lên sàn chứng khoán nhưng bị HoSE từ chối do chưa do chưa đạp ứng được yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Mục đích của việc niêm yết số cổ phiếu lần này, theo Hội đồng quản trị VEAM, là để tiếp tục triển khai việc niêm yết cổ phiếu, nhầm nâng cao tính minh bạch hiệu quả trong hoạt động và quản trị, tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, góp phần nâng cao vị thế và thương hiệu VEAM trên thị trường.
Một sự kiện giới thiệu sản phẩm của VEAM. |
Theo đó, số lượng cổ phần dự kiến niêm yết là 1.328.800.000 cổ phần VEA, với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.
Động thái xin niêm yết cổ phần của VEAM diễn ra trong bối cảnh Bộ Công Thương cừa chỉ ra nhiều sai phạm của VEAM trong công tác tổ chức cán bộ, sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản, công nợ… gây thiệt hại, lãng phí tài sản của Nhà nước.
Đáng chú ý, Bộ Công Thương đã chuyển tiếp một số vụ việc sang Bộ Công An để làm rõ và xử lý trách nhiệm đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý kinh tế.
Cụ thể, vụ mua 1.500 bộ linh kiện giữa VEAM và Chi nhánh Công ty TNHH Mekong Auto cần xem xét trách nhiệm. Tại thời điểm thanh tra, toàn bộ số xe đã lắp đặt của Mekong Auto (540 xe) không thực hiện đăng kiểm được; còn 360 bộ chưa lắp ráp và 600 bộ chưa đến thời điểm giao hàng. Mekong Auto thực hiện không đúng quy định của Hợp đồng trong việc đăng kiểm và bàn giao xe thương mại. VEAM chưa cung cấp kế hoạch tài chính được phê duyệt hàng năm để có cơ sở đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh.
VEAM đặt kế hoạch lãi ròng 6.402 tỷ đồng và lên sàn trong năm nay. |
Vụ mua 3.000 bộ linh kiện của Công ty CP Thành Công cũng có vấn đề: Không có trong Kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy; không được phê duyệt của HĐQT/TGĐ theo quy định. Ký kết hợp đồng mua 3.000 bộ linh kiện trên là vượt thẩm quyền được giao; ngoài ra còn không thực hiện việc tham khảo giá và đàm phán giá theo quy định.
Ngoài ra, VEAM còn bị chỉ ra những sai phạm trong quản lý đất đai; cho các đơn vị thành viên vay vốn với mức lãi suất thấp hơn ngân hàng; hồ sơ bổ nhiệm một số trường hợp không đầy đủ theo quy định, không ban hành các quyết định về bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo đơn vị phù hợp với mô hình tổ chức mới của VEAM - mô hình công ty mẹ - công ty con…
VEAM bị cho là đã sử dụng nguồn vốn 112,6 tỷ đồng không đúng mục đích từ nguồn vốn chuyển quyền sử dụng đất tại 191 và 193 Bà Triệu (Hà Nội). Hệ thống khuôn dập cabin làm VEAM thiệt hại khoảng 26,9 tỷ đồng. Có dấu hiệu làm trái trong việc bảo lãnh vay số tiền 75,8 tỷ đồng tại Công ty CP Vận tải và Thương mại VEAM.
Agribank cổ phần hoá chậm, 5/6 công ty con thua lỗ Kiểm toán Nhà nước đánh giá Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) là một trong số những ngân hàng đầu tư tài ... |
Vì sao cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước vẫn chậm tiến độ? Theo đại diện Bộ Tài chính, tiến độ triển khai cổ phần hóa trong năm 2018 còn chậm, chưa đạt kế hoạch. Tình hình thoái vốn ... |
Chào bán hơn 1 tỷ USD cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, Vingroup muốn gì? Tập đoàn Vingroup dự kiến chào bán lượng cổ phiếu trị giá tối thiểu 25.000 tỷ đồng cho nhà đầu tư nước ngoài. |
Công ty cổ phần Linh gas Việt Nam đứng đầu trong danh sách nợ thuế TĐO-Cục Thuế TP.Hà Nội tiếp tục công khai đợt tháng 9/2018 danh sách 153 đơn vị nợ thuế. Trong đó, đứng đầu danh sách nợ ... |
Xử lý doanh nghiệp chây ì lên sàn sau cổ phần hóa TĐO- Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổng hợp, rà soát danh sách các doanh ... |