Việt Nam vượt lên thành nền kinh tế lớn thứ 4 ASEAN, thứ 37 thế giới
Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam Tổng Thư ký ASEAN chúc mừng và đánh giá cao thành công của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020, đặc biệt là trong việc dẫn dắt ASEAN duy trì đoàn kết và chủ động thích ứng trước đại dịch COVID-19. |
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng Quốc khánh lần thứ 37 của Brunei Darussalam Nhân kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 37 của Brunei Darussalam, ngày 23/2, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi điện mừng tới Quốc vương kiêm Thủ tướng Hassanal Bolkiah. |
3 đột phá chiến lược trong chỉ đạo điều hành
Đột phá quan trọng, có tính mở đường được Thủ tướng chỉ ra là đột phá về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ngoài thảo luận tại các phiên họp thường kỳ, Chính phủ đã có thêm 7 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật.
Thực hiện đổi mới tư duy, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ đề xuất đã tập trung vào các ưu tiên và tập trung nguồn lực cho thực hiện, tháo gỡ các ách tắc, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, hội nhập của hệ thống pháp luật.
Toàn cảnh phiên họp |
Đột phá tiếp theo về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tấn công vào “điểm nghẽn” kéo dài. Theo Thủ tướng, Chính phủ luôn nỗ lực tháo gỡ bằng nhiều biện pháp, với đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực, giải quyết việc làm cho gần 8 triệu lao động, coi con người là trung tâm của sáng tạo.
“Chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu (GII) của Việt Nam gần đây liên tục tăng cao, dẫn đầu Nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp (năm 2020 xếp thứ 42/131). Chỉ số phát triển con người (HDI) có sự tăng tiến mạnh mẽ (về giáo dục, y tế, phụ nữ…)” – Thủ tướng cho biết.
Đột phá nữa là về kết cấu hạ tầng đồng bộ mang tính “dẫn dắt” cho thu hút đầu tư, phát triển của các ngành, lĩnh vực, nâng cao chất lượng tăng trưởng. Nhiều công trình hạ tầng được hoàn thành, đưa vào sử dụng, tạo thêm năng lực, sức cạnh tranh và diện mạo mới cho đất nước.
Hiện 654 km đường bộ cao tốc Bắc – Nam đang được đầu tư mới cùng với các tuyến cao tốc kết nối các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều tuyến đường kết nối liên vùng, liên tỉnh như cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, cầu Cao Lãnh, Vàm Cống...
Chính phủ cũng đầu tư xây dựng mới, mở rộng hệ thống sân bay, đặc biệt 3 sân bay: Long Thành, Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Tập trung nâng cao năng lực hệ thống cảng biển, logistics, hạ tầng công nghiệp, viễn thông, mạng 5G…
Không ai bị bỏ lại phía sau
Vượt qua những khó khăn ngoài dự đoán, với phương châm “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên tất cả các lĩnh vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ. |
“Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, chúng ta đã “chống dịch như chống giặc”, quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép” - vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Thủ tướng, thành công trong phòng chống đại dịch COVID-19 là yếu tố có ý nghĩa quyết định, tạo môi trường thuận lợi cho ổn định và phát triển đất nước; đồng thời cũng là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn…, theo Thủ tướng Chính phủ, trong 5 năm qua đã tạo ra được khoảng 1.300 tỷ USD giá trị tăng thêm (GDP). Năm 2020 Việt Nam vượt lên trở thành nền kinh tế có quy mô lớn thứ 4 trong ASEAN, đứng thứ 37 thế giới.
“Phát biểu trước Quốc hội thời điểm đầu nhiệm kỳ, tôi đã nêu: Việt Nam đứng thứ 14 trên thế giới về dân số nhưng quy mô nền kinh tế chỉ đứng thứ 48. Đến nay, xếp hạng của nước ta đã tăng 11 bậc (vượt qua 11 quốc gia) đứng thứ 37 thế giới” - Thủ tướng thông tin.
Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ coi công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên của Chính phủ; triển khai và thực hiện hiệu quả Nghị quyết phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tích cực chỉ đạo triển khai đồng bộ các kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; chú trọng bảo vệ trật tự xã hội, cuộc sống bình yên của mọi người dân, giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia…
“Với muôn vàn khó khăn, nhiều thử thách chưa từng có, Chính phủ đã nỗ lực làm hết sức mình để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, luôn sâu sát thực tiễn, nhận diện đúng tình hình, tranh thủ thời cơ; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực” - Thủ tướng khẳng định.
Trên con tàu tăng trưởng Việt Nam hướng tới chân trời mới, với cơ đồ mới về một nước Việt Nam hùng cường vào giữa thế kỷ 21, Thủ tướng cho rằng sẽ có mặt đủ mọi thành phần, từ công nông đến trí thức, doanh nhân.
“Không ai bị bỏ lại phía sau và ai ai cũng được “thụ hưởng” thành quả của đổi mới và phát triển theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng XIII đã nêu và vun đắp thêm bản chất dân chủ tốt đẹp của xã hội ta” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Việt Nam nằm trong top 3 nước có chỉ số kỳ vọng kinh tế cao nhất thế giới Theo kết quả khảo sát của Gallup International, hiện nay Việt Nam xếp thứ 3 trên thế giới về chỉ số kỳ vọng kinh tế với mức 45%. |
Quy mô kinh tế Việt Nam vượt 1 nghìn tỷ USD theo sức mua tương đương Theo đánh giá của IMF, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế nước ta đạt 1,05 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt trên 10 nghìn USD. |