Việt Nam trúng thầu xuất 30.000 tấn gạo sang Philippines
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam sẵn sàng cung cấp gạo lâu dài cho Philippines |
Xuất khẩu sang Trung Quốc khởi sắc, đạt gần 13 tỷ USD trong 4 tháng |
Bộ Công thương cho biết ngày 11/6 vừa qua, Việt Nam đã trúng thầu xuất khẩu gạo với số lượng 30.000 tấn theo giá CIF-DAP (CIF - Cost Insurance Freight, người bán được mua hàng hóa trên tàu hoặc mua hàng hóa đã được giao; DAP - Delivery at Place, giao hàng tại nơi đến) là 497,30 USD/tấn.
Vinafood 1 là đơn vị trúng thầu xuất khẩu 30.000 tấn gạo sang Philippines. |
Đại diện Việt Nam là Tổng công ty Lương thực miền Bắc Vinafood 1 thông qua đấu thầu do Tổng công ty Thương mại quốc tế Philippines (PITC) tổ chức ngày 8/6 nhằm nhập khẩu 300.000 tấn gạo của Philippines theo hình thức đấu thầu Chính phủ (G-G).
Đối thủ của Việt Nam lần này là Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ. Kết quả xếp hạng dự thầu được đăng tải trên trang thông tin điện tử của PITC như sau:
Việt Nam xếp hạng 1 lô giao hàng tới cảng Davao, với số lượng 30 nghìn tấn, với giá CIF-DAP là 497,30 USD/tấn.
Hiện nay, Vinafood 1 đang làm kháng nghị thư gửi đến PITC về việc đấu thấu đối với lô hàng giao tới cảng Manila.
Myanmar xếp hạng 1 đối với các lô giao hàng 33 nghìn tấn, với giá CIF-DAP là 489,25 USD/tấn, giao hàng tới cảng Manila 42 nghìn tấn, với giá CIF-DAP là 494,25 USD/tấn, giao hàng tới cảng Cebu.
Thái Lan trượt lô đăng ký giao hàng tới cảng Manila, không đăng ký lô giao hàng tới 4 cảng: Cebu, Tacloban, Zamboanga, Davao.
Ấn Độ trượt lô đăng ký giao hàng tới 4 cảng: Cebu, Tacloban, Zamboanga, Davao; không đăng ký lô giao hàng tới Manila.
Tuy nhiên, PITC thông báo đây chỉ là xếp hạng nhà thầu, còn công bố kết quả thầu đang chờ việc giải ngân ngân sách. Hợp đồng nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào ngân sách từ Chính phủ Philippines. Việc dự thầu này chưa cấu thành cam kết nhập khẩu của PITC cũng như chưa xác nhận hợp đồng cho các bên dự thầu.
Cũng trong sáng nay, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) cho rằng, việc điều hành xuất khẩu gạo trong những tháng đầu năm 2020 còn nhiều bất cập, nhất là việc mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo lại bắt đầu từ lúc 0 giờ mà không phải là giờ hành chính.
Ông Xuân cũng cho biết, quyết định này đã gây ra thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp đã ký hợp đồng với đối tác do không xuất hàng đi được, tốn thêm chi phí, mất thêm cơ hội xuất khẩu gạo giá cao có lợi cho nông dân, ảnh hưởng đến sản xuất.
Trong phiên thảo luận còn có ý kiến của đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng), ông cho rằng việc điều hành xuất khẩu gạo lúc đêm khuya đã gây nhiều bức xúc và thiệt hại cho doanh nghiệp, cần làm rõ trách nhiệm của các bộ ngành trong việc này.
Biên phòng Việt Nam trao 3 tấn gạo và nhiều nhu yếu phẩm cho lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới Lào chống COVID-19 Ngày 15/5, tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh, Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng tổ chức trao tặng 30.000 khẩu trang ... |
Doanh nghiệp Việt tặng 100 tấn gạo giúp y, bác sỹ Cuba tuyến đầu chống dịch COVID-19 Ngày 13/5, tại Trụ sở Đại sứ quán Cuba tại Hà Nội, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Cuba tại Việt Nam, ... |
Tỉnh Gia Lai tặng 1,4 tấn gạo cho kiều bào tại Ratanakiri, Campuchia Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Gia Lai đã trao tặng 1.400 kg gạo và 140 thùng mỳ tôm, 624 chai gel rửa tay sát khuẩn ... |