Việt Nam tích cực triển khai có hiệu quả Công ước chống tra tấn
‘Nhóm Bạn bè’ sẽ vá ‘lỗ hổng’ Công ước Luật biển UNCLOS 1982 Sự ra đời của Nhóm Bạn bè của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 được kỳ vọng sẽ hoàn thiện và nâng cao tính khả thi của những quy phạm pháp luật trong chính Công ước này. |
Việt Nam gia nhập 4 Công ước quan trọng của Tổ chức Lao động quốc tế Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) vừa phối hợp với Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn Chương trình Hợp tác Quốc gia Việt Nam – ILO về việc làm bền vững. |
Không xảy ra trường hợp bức cung, dùng nhục hình
Từ khi tham gia Công ước, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng loạt việc thực thi Công ước trên toàn quốc, trong đó có việc xây dựng, ban hành Đề án phổ biến nội dung Công ước và pháp luật Việt Nam về chống tra tấn cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân; mục tiêu là nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, công chức, viên chức và người dân về nội dung Công ước và pháp luật Việt Nam có liên quan về phòng, chống tra tấn; giáo dục, bồi dưỡng nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng chống tra tấn cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân nói chung.
Bộ Công an Việt Nam cũng đã triển khai thí điểm việc tổ chức ghi âm, ghi hình có âm thanh trong tố tụng hình sự tại 45 cơ sở và dữ liệu ghi âm, ghi hình được coi là một phần của hồ sơ vụ án hình sự; tăng cường giáo dục đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thực thi công vụ, các cán bộ điều tra, điều tra viên, quản giáo, cán bộ quản lý trại giam, trại tạm giam, cán bộ làm công tác hỗ trợ tư pháp, kiểm sát viên, thẩm phán; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, đặc biệt là các vi phạm pháp luật hình sự có liên quan đến tra tấn.
Bên cạnh đó, Việt Nam tích cực hợp tác với các đối tác nước ngoài trong phòng, chống tra tấn, thông qua việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm về tổ chức, thực thi Công ước cũng như thực tiễn các biện pháp, phương tiện và sử dụng trang thiết bị có hiệu quả về phòng, chống tra tấn; tham gia, tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế có liên quan đến chống tra tấn, góp phần tăng cường năng lực cho cán bộ Việt Nam, đặc biệt là lực lượng công an trong thực thi Công ước chống tra tấn.
Bộ Quốc phòng đã triển thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, pháp luật Việt Nam về chống tra tấn trong Quân đội giai đoạn 2016 - 2020”.
Tại hội nghị tổng kết diễn ra vào tháng 1/2021, Bộ Quốc phòng cho biết, sau 5 năm triển khai thực hiện, các mục tiêu của Đề án cơ bản hoàn thành; cấp ủy, chỉ huy các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đồng bộ, toàn diện các nội dung của Đề án; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết về ý nghĩa, vai trò, nội dung Công ước chống tra tấn, pháp luật Việt Nam về chống tra tấn, các quy định của Bộ Quốc phòng về chống quân phiệt được tăng cường.
Quang cảnh Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án tuyên truyền Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn giai đoạn 2016 - 2020. Ảnh: TTXVN |
Cán bộ, chiến sĩ nhất là những người trực tiếp làm công tác điều tra, được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, kiểm sát, xét xử, tạm giữ, tạm giam, thi hành án, xử lý vi phạm hành chính đã tôn trọng và có ý thức trách nhiệm trong chấp hành Công ước chống tra tấn, pháp luật Việt Nam về chống tra tấn; bảo đảm thực hiện có hiệu quả quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặc biệt không xảy ra trường hợp bức cung, dùng nhục hình do người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp gây ra; chấp hành nghiêm điều lệnh, điều lệ của Quân đội; góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã triển khai thực hiện các đề án tuyên truyền Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn. Mới đây, từ tháng 2/2021 các tỉnh như Bạc Liêu, Kon Tum, Lạng Sơn... cũng đã có công văn về việc triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Theo Kế hoạch, các nội dung phổ biến bao gồm: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 2013), nhất là các quyền, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến phòng, chống tra tấn; các quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) liên quan đến các hành vi tra tấn; các quy định pháp luật về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bảo đảm tôn trọng quyền con người khi thi hành công vụ liên quan đến phòng, chống tra tấn.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật
ThS.Bùi Trung Bun, Khoa An ninh Điều tra, Học viện An ninh Nhân dân cho biết, Pháp luật Việt Nam đã quy định tương đối cơ bản và đầy đủ cơ chế bảo đảm quyền không bị tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc bị hạ nhục. Tuy nhiên, theo ThS.Bùi Trung Bun, việc phòng chống tra tấn ở Việt Nam nhưng vẫn còn một số khoảng trống cần tiếp tục giải quyết. Thực hiện việc này phải thông qua hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về phòng, chống tra tấn ở nước ta là một việc làm cấp thiết dưới một số góc độ.
Thứ nhất, cần xác định rõ định nghĩa về tra tấn trong BLHS, đồng thời hình sự hóa hành vi tra tấn. Hiến pháp năm 2013 đã có quy định cụ thể về cấm tra tấn, tuy nhiên, hiện nay BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 chưa có quy định tội danh riêng và không đưa ra khái niệm “tra tấn”. Do đó, trong thời gian tới, khi sửa đổi, bổ sung BLHS cần thiết phải tính đến việc xác định rõ định nghĩa về “tra tấn” trong BLHS, đồng thời hình sự hóa hành vi tra tấn và đưa ra những định nghĩa cụ thể về các hành vi tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục phù hợp với những tiêu chuẩn liên quan của pháp luật quốc tế.
Tội bức cung, tội dùng nhục hình của Bộ luật Hình sự mới chỉ xác định đối tượng bị tra tấn là người đang bị áp dụng các biện pháp tố tụng, thi hành án hoặc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trại cai nghiện bắt buộc. Trong khi đó, Công ước CAT xác định phạm vi đối tượng có thể bị tra tấn rộng hơn rất nhiều. Cụ thể, Điều 1 Công ước CAT nêu rõ: “Tra tấn nhằm mục đích …. để đe dọa hay ép buộc người đó hay người thứ ba, vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt, đối xử dưới mọi hình thức”. Như vậy, việc tra tấn có thể hướng tới một người thứ ba nhằm mục đích gây đau đớn, đau khổ cho người đó dựa trên sự phân biệt đối xử, do vậy, cần quy định thêm tội danh tra tấn và đưa ra những định nghĩa cụ thể về các hành vi tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục phù hợp với những tiêu chuẩn liên quan của pháp luật quốc tế.
Trong trường hợp BLHS bổ sung thêm tội danh tra tấn thì cần loại bỏ tội danh dùng nhục hình trong BLHS. Bởi lẽ, các hành vi thỏa mãn dấu hiệu tội Dùng nhục hình đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bởi tội tra tấn.
Khi quy định về tội danh tra tấn thì hình phạt đối với tội danh tra tấn phải tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi. Cần phải nhận thức, hậu quả của tra tấn không chỉ là gây thương tích như hậu quả trong các tội phạm xâm phạm sức khỏe thông thường, mà đó là những đau đớn nghiêm trọng cả về thể xác lẫn tinh thần.
Thứ hai, cần nghiên cứu cải tiến các thủ tục tố tụng hiện hành, kể cả nghiên cứu đặt ra các thủ tục tố tụng đặc biệt nếu cần thiết để bảo đảm các hành vi tra tấn sẽ được điều tra, truy tố và xét xử một cách nhanh chóng và nghiêm minh. Nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật và cơ chế bảo đảm quyền con người của những người bị tước tự do, đặc biệt là các quyền tố tụng của bị can, bị cáo, tù nhân, quyền được bảo vệ của các nạn nhân và nhân chứng của hành vi tra tấn. Liên quan đến vấn đề này, cũng cần nghiên cứu hoàn thiện các quy định để bảo đảm nguyên tắc lời khai lấy được từ việc tra tấn, nhục hình hay bức cung dưới mọi hình thức sẽ không được sử dụng làm chứng cứ buộc tội trong mọi giai đoạn tố tụng. Triển khai đồng bộ việc ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can ở tất cả Cơ quan điều tra. Các cơ quan có thẩm quyền cần khẩn trương thực hiện Quyết định số 1172/QĐ-TTg phê duyệt Đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2015.
Thứ ba, cần có lộ trình xây dựng Luật về phòng chống tra tấn nhằm đấu tranh có hiệu quả với hành vi này. Hiện nay, một sô nước đã có đạo luật riêng về chống tra tấn, hỗ trợ nạn nhân của tra tấn như: Hoa Kỳ, Nam Phi, Philippines, Uganda… Việc ban hành đạo luật riêng về chống tra tấn sẽ phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong TTHS ở Việt Nam.
Việt Nam nỗ lực thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế nhằm đảm bảo quyền của người lao động, tạo nền tảng của phát triển bền vững. |
Công ước về trấn áp việc buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác Công ước được thông qua và để ngỏ cho các nước ký, phê chuẩn theo Nghị quyết 317 (IV) ngày 2/12/1949 của Đại hội đồng Liên hợp quốc; có hiệu lực ngày 25/7/1951, theo quy định tại Điều 24. Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu tới độc giả, nội dung công ước như sau. |