Việt Nam nỗ lực thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế
Hàn Quốc cảnh báo về việc giả mạo Chương trình lao động thời vụ Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam mới đây đã có thông tin cảnh báo về hiện tượng giả mạo danh nghĩa thực hiện ... |
Nhà Quốc hội Lào mới - món quà Việt Nam tặng Lào đã hoàn thiện kết cấu và xây thô Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith khẳng định: Nhà Quốc hội Lào mới là món quà, tình cảm “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” ... |
Việt Nam đã tham gia 24 công ước lao động quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, trong đó có việc tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế về lao động là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Trong bối cảnh thực thi các Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới có các điều khoản tiêu chuẩn về lao động và tăng cường hội nhập,Việt Nam càng nỗ lực thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế theo các cam kết đã tham gia.
Tính đến tháng 1/2020, Việt Nam đã tham gia 24 Công ước Lao động Quốc tế. Riêng trong năm 2019, Việt Nam đã phê chuẩn thêm 3 Công ước: Công ước số 98 về Quyền Tổ chức và Thương lượng tập thể, Công ước số 159 về Phục hồi Chức năng Lao động và Việc làm (Người khuyết tật), và Công ước số 88 về Dịch vụ Việc làm.
Mới đây nhất, vào tháng 6/2020, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua việc phê chuẩn Công ước số 105 về Xóa bỏ Lao động Cưỡng bức.
Đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98. |
Trong các Công ước nêu trên, Công ước 98 là công ước cốt lõi, bản lề của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong khuôn khổ các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động. Công ước 98, đã trở thành một cấu phần quan trọng của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) hay FTA giữa Việt Nam và EU, cũng như trong phần lớn chính sách về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của các công ty đa quốc gia.
Cùng năm này, Quốc hội Việt Nam thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) với nhiều quy định mới bảo đảm tốt hơn quyền của người lao động theo đúng các cam kết quốc tế về lao động mà Việt Nam tham gia, phù hợp với tiến trình Việt Nam thực thi Hiệp định CPTTP và EVFTA. Gần đây nhất, tháng 6/2020, Việt Nam phê chuẩn Công ước số 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức, đưa tổng số công ước cơ bản của ILO mà Việt Nam phê chuẩn lên 7/8 công ước.
Đảm bảo quyền của người lao động là nền tảng của phát triển bền vững
Theo ước tính toàn cầu của ILO có khoảng 25 triệu người đang là lao động cưỡng bức, trong đó có khoảng 16 triệu người đang bị cưỡng bức lao động trong khu vực kinh tế tư nhân – khu vực tạo ra 150 tỷ USD lợi nhuận phi pháp. Thời gian quan, các sản phẩm được sản xuất dưới hệ quả của cưỡng bức lao động hiện nay đang bị cộng đồng quốc tế tẩy chay, có những biện pháp trừng phạt thương mại để hạn chế việc sử dụng lao động cưỡng bức.
Vì vậy, các chuyên gia nhận định, việc gia nhập các Công ước quốc tế về quyền lao động nói riêng và xóa bỏ sử dụng lao động cưỡng bức nói chung giúp các doanh nghiệp Việt Nam tránh nguy cơ rủi ro các sản phẩm của họ bị tẩy chay và không tiêu thụ được ở thị trường quốc tế.
Tiến sỹ Change-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam đánh giá: “Việc phê chuẩn Công ước 98 về Quyền Tổ chức và Thương lượng tập thể sẽ đẩy mạnh hơn nữa thương lượng tập thể thực chất để có được những giải pháp đem lại lợi ích cho tất cả các bên tại nơi làm việc ở Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến điều kiện làm việc tốt hơn, năng suất lao động cao hơn, và sự phồn thịnh được chia sẻ công bằng, góp phần mang lại phát triển bền vững”.
Hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc tham gia các cam kết quốc tế về lao động là chủ trương nhất quán từ trước đến nay của Việt Nam. |
Bên cạnh đó, việc gia nhập các Công ước quốc tế về quyền lao động cũng có tác động tích cực về chính trị đối ngoại, thể hiện cam kết chính trị của Việt Nam trong việc thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ quốc gia thành viên của ILO và các cam kết trong các Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới.
Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, việc gia nhập và triển khai thực hiện các công ước quốc tế về lao động còn giúp tạo ra cơ sở pháp lý đầy đủ, tiên tiến để xử lý hài hòa các quan hệ lao động. Đây cũng chính là một trong những điều kiện bảo đảm cạnh tranh công bằng khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do và là điều kiện thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam.
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR), 1966 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights viết tắt là ... |
Khi nào lao động mất việc, lao động tự do nhận được hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ? Việc chi trả 20.000 tỷ hỗ trợ người có công, người thuộc diện bảo trợ xã hội, hộ nghèo dự kiến kết thúc ngày 15/5. ... |