‘Nhóm Bạn bè’ sẽ vá ‘lỗ hổng’ Công ước Luật biển UNCLOS 1982
ASEAN cảm ơn Mỹ trong nỗ lực duy trì luật pháp quốc tế trên Biển Đông Đại sứ, Đại diện các nước ASEAN Hà Kim Ngọc đã bày tỏ cảm ơn sự ủng hộ của Mỹ trong nỗ lực duy trì luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển Liên Hợp Quốc 1982, tại Biển Đông và các vùng biển trong khu vực. |
Phán quyết của Tòa Trọng tài Biển Đông là thắng lợi chung của công lý Tại Hội thảo quốc tế Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn ở khu vực Biển Đông, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ đã có bài tham luận "Phán quyết của Tòa Trọng tài theo phụ lục VII, UNCLOS: Quy chế pháp lý của các cấu trúc địa lý ở quần đảo Trường Sa". Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu nội dung bài viết. |
Ngày 30/6/2021, Nhóm Bạn bè của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, với sự tham gia của gần 100 nước thành viên Liên hợp quốc (LHQ) vừa được thành lập theo sáng kiến do Việt Nam và Đức. Lễ ra mắt Nhóm bạn bè của UNCLOS đã được tổ chức ngày tại trụ sở LHQ ở New York với sự tham dự của Phó Tổng Thư ký phụ trách các vấn đề pháp lý, kiêm Cố vấn pháp lý của LHQ, Miguel de Serpa Soares và đại diện 96 nước thành viên.
Đây là một sự kiện chính trị khá nổi bật trong dịp Hội nghị các thành viên UNCLOS 1982 lần thứ 31 được nhóm họp để xem xét báo cáo của các cơ quan thành lập theo Công ước như Tòa án quốc tế về luật biển, Ủy ban ranh giới thềm lục địa, Cơ quan quyền lực đáy đại dương và các vấn đề thủ tục, ngân sách, nhân sự của các cơ quan này.
Sự kiện chính trị này khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Câu hỏi được đăt ra là: Tại sao một hệ thống tổ chức để giám sát và triển khai thực thi các quy định của UNCLOS 1982 đã được thiết lập và hệ thống tổ chức này đã hoạt động theo đúng thẩm quyền kể từ khi Công ước này có hiệu lực, lại còn xuất hiện thêm một “Nhóm Bạn bè” của Công ước Luật Biển 1982, chỉ có ý nghĩa chính trị, xã hội mà không phải là tổ chức có quyền ra quyết định mang tính ràng buộc pháp lý như các Tổ chức của LHQ, HĐBA…? Lý do nào khiến “Nhóm bạn bè” này được thành lập theo sáng kiến của Đức và Việt Nam và ngay lập tức được gần 100 thành viên UNCLOS 1982 hưởng ứng, tham gia?
“Hiến chương xanh” của nhân loại
Sau Hiến chương LHQ, Công ước Luật biển 1982 được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, được nhiều quốc gia ký kết và tham gia. Công ước Luật biển 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 (12 tháng kể từ ngày Guyana, nước thứ 60 phê chuẩn Công ước ngày 16/11/1993). Là một văn kiện pháp lý đa phương đồ sộ, bao gồm 320 Điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1.000 quy phạm pháp luật, Công ước Luật biển 1982 đã đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế về một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với tất cả các vấn đề về biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Công ước Luật biển 1982 được coi là một Hiến chương xanh của nhân loại.
Việt Nam luôn ủng hộ việc tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông |
Tuy nhiên, trên thực tế, trong các vùng biển và đại dương còn tồn tại những yêu sách vượt ra ngoài các quy định của UNCLOS 1982. Nói một cách ví von, đang còn tồn tại một số “vùng xám” được tạo nên bởi một số thành viên đã cố tình giải thích và áp dụng sai các quy định của UNCLOS 1982 để bảo vệ cho các yêu sách vì những động cơ chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh có lợi cho họ trong cuộc cạnh tranh địa - chính trị, địa - kinh tế, địa - chiến lược tại một số khu vực biển và đại dương.
Chẳng hạn, về phương diện pháp lý, trong Biển Đông hiện đang tồn tại 2 loại bất đồng và tranh chấp chủ yếu: Bất đồng và tranh chấp về quyền thụ đắc lãnh thổ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và tranh chấp về phân định ranh giới biển, thềm lục địa.
Để giải quyết các tranh chấp này, luật pháp và thực tiễn quốc tế đã chỉ rõ những nguyên tắc pháp lý đã được vận dụng khá phổ biến, không thể có sự nhầm lẫn được. Điều đáng lưu ý ở đây là UNCLOS 1982 chỉ là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn, không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Nói cách khác UNCLOS 1982 đưa ra những nguyên tắc và cách thức phân định, giải quyết tranh chấp vùng biển và thềm lục địa chồng lấn nhưng không chỉ ra cụ thể vùng tranh chấp thuộc về nước nào.
Việt Nam đã dựa vào UNCLOS 1982 để xúc tiến đàm phán phân định ranh giới biển, thềm lục địa và đã có những thành công, có những đóng góp rất có ý nghĩa trong việc giải quyết tranh chấp ranh giới biển, thềm lục địa giữa các nước trong khu vực và quốc tế.
Đồng thời, Việt Nam cương quyết phê phán và bác bỏ yêu sách về ranh giới biển theo đường “lưỡi bò” chủ quan, phi lý, do Trung Quốc áp đặt, không dựa vào những tiêu chuẩn của UNCLOS 1982.
Điều đáng quan ngại là để hiện thực hóa yêu sách “lưỡi bò” phi lý đó, Trung Quốc hiện đang triển khai nhiều hoạt động vi phạm đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia xung quanh Biển Đông. Việt Nam đang cùng các quốc gia trong khu vực và quốc tế đã cực lực phản đối các vi phạm này và kiên trì theo đuổi chủ trương giải quyết mọi bất đông, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, dựa theo đúng các nguyên tắc của Luật pháp và Thực tiễn Quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển 1982.
Những “khoảng trống” của UNCLOS 1982
Công ước không chỉ bao gồm các điều khoản mang tính điều ước mà còn là văn bản pháp điển hoá các quy định mang tính tập quán. Công ước Luật biển 1982 thể hiện sự thoả hiệp mang tính toàn cầu, có tính đến lợi ích của tất cả các nước trên thế giới, dù là nước công nghiệp phát triển hay là nước đang phát triển…
Mặc dù như vậy, tại một số điều khoản của UNCLOS1982 vẫn còn có những “khoảng trống”, được tạo nên bởi những quy định còn chung chung, mơ hồ, thậm chí còn thiếu. Điều này đã tạo cơ hội cho một số quốc gia thành viên đã cố tình giải thích, áp dụng UNCLOS 1982 có lợi cho họ; chẳng hạn:
1. “Khoảng trống” mà các thành viên giải thích và áp dụng theo chủ trương, chủ quan của mình, chính là do qui định “có tính đến những lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng” (Điểm 5, Điều 7).
Bởi vì khó có thể chứng minh được thế nào là “lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực”? và, “tầm quan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng” là quan trọng đến đâu và thời gian sử dụng lâu dài là bao lâu, tính từ thời điểm nào? Phải chăng quan điểm “vùng nước lịch sử” trong vùng biển được đường “lưỡi bò” do Trung Quốc nêu ra cũng xuất phát từ qui định này?
Một góc bãi biển thuộc tỉnh Ninh Thuận |
2. Các phán quyết do các Cơ quan Tài phán quốc tế phán xử các vụ án có liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS1982 khó có thể thực thi trong thực tế, vì UNCLOS 1982 chưa có các quy định về thi hành án từ cơ chế, cơ quan chịu trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ... Mọi phán quyết muốn có hiệu lực thi hành đều phải đưa ra lấy biểu quyết của Hội đồng Bảo an LHQ. Phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc từ tháng 1/2013 và kết thúc vào ngày 12/7/2016 là một minh chứng rõ ràng về sự thiếu vắng một Cơ quan Thi hành án và đây được coi là “khoảng trống” quá lớn của UNCLOS1982…
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều “khoảng trống” khác nữa chúng tôi không thể nêu ra hết trong bài viết này.
Để khỏa lấp được “khoảng trống” này chắc chắn không thể dựa vào hệ thống tổ chức đã được Công ước thành lập. Vì vậy cần phải có “Nhóm bạn bè” của Công ước. Xét trên phương diện nào đó, tổ chức chính trị xã hội này có thể đề xuất các quy định bổ sung cho UNCLOS1982. Bởi vì, nói như Đại sứ Christoph Heusgen, Trưởng phái đoàn Đức tại LHQ, “sẽ tạo diễn đàn để đại sứ, đại diện các nước có thể thảo luận cởi mở vấn đề Luật Biển, thu hẹp bất đồng, hiểu nhau hơn, đồng thời mỗi thành viên có thể đưa những vấn đề hóc búa liên quan tới biển, đại dương ở khu vực của mình ra để thảo luận, tham vấn.”
Sau hơn 4 năm trù bị (từ năm 1969-1973) và 9 năm đàm phán (từ năm 1973- 1982), ngày 10/12/1982, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật biển 1982), chính thức ra đời. Tên tiếng Anh của Công ước là United Nations Convention on the Law of the Sea, hay thường được gọi tắt là UNCLOS 1982. |
Việt Nam nhất trí đề cao tuân thủ luật pháp Quốc Tế ở Biển Đông Ngày 24-2, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã hội đàm trực tuyến với Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Thani Thongphakdi. |
Mỹ phản đối Đại sứ Trung Quốc giữ ghế thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển Mỹ bày tỏ phản đối mạnh mẽ việc ứng viên của Trung Quốc được bầu vào Toà án quốc tế về Luật biển vì cho rằng Bắc Kinh không tuân thủ luật pháp quốc tế trên biển Đông. |