Việt Nam thúc đẩy hợp tác và đối thoại nhằm chống bạo lực và phân biệt đối xử
Việt Nam và Ai Cập thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại hậu Covid-19 Việt Nam và Ai Cập tăng cường thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, môi trường và du lịch sau khi kiểm soát được đại dịch. |
Việt Nam coi trọng và thúc đẩy sự hợp tác với Diễn đàn kinh tế thế giới Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva Lê Thị Tuyết Mai trả lời phỏng vấn về đoàn Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tham dự Hội nghị WEF Davos. |
Hội thảo quốc tế có sự tham dự của đông đảo đại biểu đến từ các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, các đối tác quốc tế, các cơ quan nghiên cứu, báo chí, các tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, trong đó có các tổ chức do người đồng tính, song tính lãnh đạo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Lê Thị Thu Hằng, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người vì mục tiêu “Tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người”.
Bà Lê Thị Thu Hằng, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Báo CAND |
Tại cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Việt Nam đã chấp thuận và triển khai nhiều khuyến nghị liên quan đến bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương.
Trong đó, các khuyến nghị được chấp thuận trong các chu kỳ II (2014) và III (2019) về tăng cường chống phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới đã được triển khai hiệu quả.
Hiện nay ở Việt Nam, các khuôn khổ pháp lý, chính sách nhằm chống phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới đã hoặc đang có lộ trình được xây dựng; nhận thức của người dân cũng ngày được nâng cao và cởi mở về vấn đề này.
Vai trò của người đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới tính cũng được ghi nhận và các hoạt động của cộng đồng này không gặp phải cản trở nào. Dù vậy, ở bất cứ xã hội nào cũng như tại các diễn đàn quốc tế, thảo luận và thực tiễn về vấn đề này còn là vấn đề phức tạp.
Toàn cảnh sự kiện. Ảnh: Báo VN&TG |
Trợ lý Bộ trưởng Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, để giải quyết các quan tâm chung, các bên liên quan cần thúc đẩy đối thoại và hợp tác trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết và đề nghị các đại biểu quốc tế và Việt Nam dự Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quý báu, bài học tốt, những góc nhìn đa dạng nhằm góp phần thúc đẩy hơn nữa nỗ lực của Việt Nam nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.
Cùng phát biểu khai mạc, bà Caitlin Wiesen, Quyền Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc, Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam hoan nghênh những bước tiến và nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề này, trong đó có vai trò rất lớn của ý chí chính trị của các cơ quan chính phủ cùng sự tham gia, phối hợp của các tổ chức phi chính phủ trong thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBTI).
Bà đánh giá cao những nỗ lực cải cách pháp luật của Việt Nam nhằm bảo đảm tốt hơn quyền của người LGBTI và mong muốn cộng đồng LGBTI được tạo điều kiện hơn nữa để tham gia vào quá trình này.
Bà cho rằng việc Việt Nam chấp thuận và triển khai các khuyến nghị UPR liên quan chống phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới cũng thể hiện cam kết của Việt Nam và khuyến nghị Việt Nam nêu các nội dung, thành tựu, và cả thách thức liên quan vấn đề này trong Báo cáo quốc gia thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ IV sắp tới.
Bà Caitlin Wiesen, Quyền Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc, Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam hoan nghênh những bước tiến và nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác và đối thoại nhằm chống bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới. Ảnh: Báo TG&VN |
Tại Hội thảo, các diễn giả trong đó có các Đại sứ Na Uy, Cuba, Argentina, Nam Phi tại Việt Nam, Đặc phái viên Hoa Kỳ về LGBTI, Trưởng nhóm HIV và Y tế của UNDP đã có nhiều chia sẻ về kinh nghiệm, bài học của các nước về chống phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới; cũng như các tiêu chuẩn về chống phân biệt đối xử liên quan trong các công ước quốc tế về quyền con người, các khuyến nghị, định hướng của các tổ chức quốc tế trong vấn đề này.
Các đại biểu quốc tế cũng đánh giá cao các nỗ lực, thành tựu và cam kết của Việt Nam và khẳng định mong muốn tiếp tục cùng với Việt Nam “học hỏi lẫn nhau, làm việc cùng nhau” để thúc đẩy quan tâm chung trong lĩnh vực này.
TS. Mandeep Dhaliwal, Giám đốc Nhóm HIV và Y tế của UNDP nêu bật tiêu chuẩn đối với các quốc gia trong việc bảo vệ quyền con người của những người LGBTI, trong đó nổi bật là việc ngăn chặn đối xử tàn ác, vô nhân đạo và hạ thấp nhân phẩm, cấm phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tính dục và bản dạng giới, và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, biểu đạt, hội nhóm của cộng đồng LGBTI.
Liên quan đến kinh nghiệm chống bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới, Đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam cho biết, Cuba đã thành lập Trung tâm Quốc gia về Giáo dục giới tính từ năm 1989 nhằm thúc đẩy việc áp dụng chính sách về giáo dục giới tính.
Trong khi đó, Argentina ở cấp độ quốc gia đã thông qua luật và thực hiện các chính sách công nhằm đảm bảo và thúc đẩy quyền của cộng đồng LGBTIQ+ với yêu cầu không phân biệt đối xử trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống người dân, từ giáo dục đến sức khỏe và công việc. Năm 2010, Argentina trở thành quốc gia đầu tiên ở Mỹ Latinh và thứ 10 trên thế giới cho phép hôn nhân đồng giới.
Còn theo Đại sứ Nam Phi tại Việt Nam, trong khi các nỗ lực đang được thực hiện ở cấp Quốc gia, chiến dịch chống bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới cần phải được thực hiện đến cả các cấp tỉnh, địa phương. Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ cộng đồng LGBTI cần được đưa ra tại các diễn đàn đa phương để có tầm nhìn và phản ứng bao trùm hơn về vấn đề quan trọng vốn đa dạng và phức tạp này.
Các diễn giả đại diện cho Viện Quyền con người - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các Bộ, ngành liên quan cũng đã giới thiệu những thông tin cập nhật về chủ trương, chính sách, các cam kết, nỗ lực cũng như các thách thức và nhu cầu hợp tác của Việt Nam trong vấn đề này.
Trong đó, các diễn giả cho rằng cần tiếp tục cập nhật và triển khai hiệu quả các văn bản chính sách, pháp luật, chiến lược phát triển liên quan, đẩy mạnh công tác giáo dục về quyền con người, trong đó có vấn đề chống phân biệt đối xử.
Các tổ chức nghiên cứu, xã hội, phi chính phủ trong đó có các tổ chức do người đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới tính Việt Nam lãnh đạo cũng đánh giá cao việc tổ chức Hội thảo quốc tế, coi đây là cơ hội để các cơ quan của Việt Nam và các đối tác phát triển tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho các bên liên quan được tham gia đóng góp ý kiến cho việc xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật.
Hội thảo quốc tế này là một phần của các hoạt động hợp tác về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người giữa Việt Nam và các cơ quan phát triển Liên hợp quốc đã được tiến hành hiệu quả trong nhiều năm qua; đặc biệt là gắn với tiến trình Việt Nam tham gia Cơ chế UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và gia nhập, triển khai các Công ước quốc tế về quyền con người.
Bộ Xây dựng và AFD hợp tác hỗ trợ tăng khả năng chống chịu và phục hồi cho đô thị Việt Nam Ngày 12/5, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng và Giám đốc Điều hành toàn cầu của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) Philippe Orliange đã ký kết Thỏa thuận hợp tác về tăng cường hợp tác giữa hai bên, nhằm hỗ trợ cho các đô thị Việt Nam tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi trước biến đổi khí hậu và thiên tai. |
Góp sức thúc đẩy tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhân dân giữa Việt Nam với thế giới Ngày 8/5 tại Hà Nội, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập hội và Đại hội VII tổ chức thanh niên Quốc tế ngữ Việt Nam. |