Việt Nam thử nghiệm bước đầu thành công vaccine SARS-CoV-2
TT Trump nói Mỹ sẽ công bố báo cáo về nguồn gốc SARS-CoV-2 |
Mỹ thử nghiệm ít nhất 14 loại vắc-xin phòng virus SARS-CoV-2 |
Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) - Bộ Y tế, công ty này hợp tác cùng các nhà khoa học của Đại học Bristol (Anh) đã bước đầu thành công trong việc nghiên cứu dự tuyển vaccine phòng bệnh Covid-19 dựa trên công nghệ vector virus. Nghiên cứu đã thành công trong việc tạo chủng mang kháng nguyên của SARS-CoV-2, đây là thành phần quan trọng của vaccine.
Đến thời điểm này, vaccine phòng virus SARS-CoV-2 đã được tiêm thử nghiệm trên chuột để đánh giá tính sinh miễn dịch. Theo kế hoạch, các mẫu máu trên chuột thí nghiệm sẽ được chuyển đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để đánh giá về khả năng sinh miễn dịch (kháng thể) chống lại virus SARS-CoV-2. Trong 2 đến 3 tuần nữa sẽ có kết quả thử nghiệm.
Theo Hội Y học dự phòng Việt Nam, vaccine được coi là loại "thuốc đặc biệt", phải đảm bảo an toàn cao nhất và rủi ro ở mức thấp nhất với cơ thể người. Vì vậy quá trình nghiên cứu phát triển vaccine phải qua nhiều khâu thử nghiệm nghiêm ngặt. Quá trình này bao gồm thử nghiệm trên động vật đánh giá sản sinh kháng thể, hoàn chỉnh vaccine và tiếp tục đánh giá hiệu quả bảo vệ trên động vật, sau đó thử nghiệm trên người trước khi được cấp phép đưa ra thị trường.
Kỹ thuật viên đang nghiên cứu chế tạo vaccine Covid-19 của Việt Nam. (Ảnh: Bộ Y tế cung cấp) |
Trong đó, quá trình thử nghiệm trên người gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn một thử trên 30-50 người trưởng thành khỏe mạnh, tiêm thử vaccine từ liều thấp đến liều cao. Giai đoạn hai thực hiện trên 200 người trưởng thành khỏe mạnh, nhằm mục đích đánh giá tính an toàn và hiệu quả miễn dịch, đồng thời lựa chọn liều lượng và thời gian tiêm thích hợp. Giai đoạn ba tiêm thử cho tối thiểu 500 người, trong đó có trẻ em và người cao tuổi, thực hiện tại nhiều địa điểm, phác đồ tiêm chủng được lựa chọn từ giai đoạn hai, nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vaccine trên một nhóm cộng đồng lớn hơn.
Chi phí cho việc nghiên cứu vaccine rất tốn kém và không thể xác định được vaccine có thành công hay không. Vì vậy việc nghiên cứu, sản xuất không phải là ưu tiên của nhiều quốc gia hiện nay. Trong khi đó Việt Nam lại quyết định để phát triển loại vaccine này trên một công nghệ cao, hiện đại mà rất ít quốc gia đang ứng dụng.
Việt Nam có 4 đơn vị đang nghiên cứu vaccine Covid-19, trong đó VABIOTECH là đơn vị đầu tiên thử nghiệm trên chuột.
Trên thế giới hiện có khoảng 70 - 80 nhà phát triển vaccine đang ở ngưỡng tương tự Việt Nam, tức là thử nghiệm trên chuột; trong đó 8 công ty tiến đã tiêm thử nghiệm song song trên người và động vật.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, để hoàn thiện quy trình sản xuất 1 loại vaccine sẽ mất từ 18 - 24 tháng. Dự kiến, vaccine Covid-19 "made in Vietnam" đầu tiên sẽ hoàn thành sau 12-18 tháng.
Được biết, sau 2 tuần được tiêm vaccine phòng virus SARS-CoV-2, số chuột được thử nghiệm đều ổn định. Hiện công ty TNHH MTV Vaccine và sinh phẩm số 1 đã gửi mẫu máu của chuột được tiêm thử nghiệm sang Viện Vệ sinh dịch tễ để đánh giá bước đầu về tính sinh miễn dịch. Kết quả sẽ có trong tháng này.
Việt Nam nghiên cứu sản xuất vaccine phòng Covid-19 Ngày 29/4, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giao các bộ Khoa học, Y tế và các cơ quan liên quan nhiệm vụ phát triển ... |
Việt Nam là nước thứ 5 trên thế giới sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 Bộ Y tế đánh giá sinh phẩm xét nghiệm nhanh “made in Vietnam” có nhiều ưu điểm như dễ sử dụng cho tất cả các ... |
Cổ phiếu "bốc hơi" khi thuốc chữa COVID-19 thử nghiệm không thành công Chứng khoán Mỹ bị chấn động mạnh vào đầu giờ chiều sau một báo cáo của Financial Times cho biết quá trình thử nghiệm loại thuốc chữa ... |