Việt Nam tăng ba bậc về quyền lực mềm toàn cầu nhờ thành tựu chống COVID-19
Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong nỗ lực chung ứng phó về môi trường tại tiểu vùng Mê Công Phát biểu tại Tọa đàm trực tuyến công bố Báo cáo “Tăng cường quản trị các dòng sông xuyên biên giới: Giải quyết các thách thức ở lưu vực sông Mê Công”, vừa do Trung tâm Đông - Tây tổ chức, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc đánh giá cao Trung tâm Đông-Tây phối hợp với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Trung tâm Quốc tế Meridian công bố Báo cáo với các khuyến nghị chính sách có giá trị thực tiễn. |
25 học sinh Việt Nam đầu tiên nhận chứng chỉ Năng lực toàn cầu của New Zealand Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) phối hợp với Tổng Lãnh sự quán New Zealand vừa trao chứng nhận Khóa học Năng lực toàn cầu (Global Competence Certificate) cho 25 học sinh đầu tiên của Việt Nam. |
Bảng xếp hạng Chỉ số Quyền lực Mềm do tổ chức tư vấn Brand Finance của Anh thực hiện dựa vào ý kiến thăm dò từ 1.000 chuyên gia, bao gồm các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp, cùng 55.000 thành viên trong cộng đồng, nhằm xếp hạng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ về "khả năng ảnh hưởng thông qua nghệ thuật ngoại giao và thuyết phục".
Các nước và vùng lãnh thổ được đánh giá dựa trên những tiêu chí như độ nhận diện, ảnh hưởng, uy tín toàn cầu, màn thể hiện trong các lĩnh vực chủ đạo như thương mại, quản trị, văn hóa và di sản, truyền thông, giáo dục và khoa học, con người và giá trị.
Điểm tổng thể của Việt Nam là 33,8/100, xếp trên một số quốc gia Đông Nam Á khác như Philippines, Campuchia, Myanmar, và đứng sau Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
Việt Nam là thành viên duy nhất của ASEAN được nâng hạng trong báo cáo năm nay của Brand Finance. Tại châu Á, Việt Nam là nước có tầm ảnh hưởng lớn thứ 9.
Về mức độ nhận diện, Việt Nam ghi được 5,3/10 điểm, trong khi uy tín toàn cầu và tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế lần lượt là 5,5 và 3,3 điểm.
Theo báo cáo của Brand Finance, dù không quá nổi bật trong các lĩnh vực thương mại, quan hệ quốc tế, truyền thông, giáo dục và khoa học, Việt Nam lại đạt thành tích rất ấn tượng trong nỗ lực chống COVID-19, với số ca nhiễm và chết vì đại dịch "thấp đáng kinh ngạc".
Quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng lần này là Đức, sau đó là Nhật Bản và Anh. Trong khi đó, Mỹ, nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, rơi từ vị trí đầu bảng xuống thứ 6 do phản ứng yếu kém trước COVID-19.
Ảnh: Brand Finance |
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết trên Tạp chí Thị trường, “quyền lực mềm” Việt Nam không chỉ là sự kế thừa và phát huy nền tảng vốn có từ lịch sử dân tộc hào hùng, nền văn hiến, chính sách đối ngoại hòa bình… mà còn là sự phát triển, tận dụng cả những vị thế mới, lợi thế mới.
Năm 2020, Việt Nam thực hiện thành công vai trò kép Chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong bối cảnh muôn vàn khó khăn là một minh chứng về vận dụng hài hòa sức mạnh mềm trong quan hệ đa phương – song phương của Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế có độ mở cửa thị trường lớn nhất thế giới với tỉ trọng xuất nhập khẩu/GDP tăng liên tục qua các năm (từ 136% năm 2010 lên xấp xỉ 200% vào năm 2019). Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng gần 3%, là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương trong khu vực và trên thế giới.
Bộ Công Thương hiểu rằng, trong nền kinh tế hiện đại và không ngừng phát triển, thương hiệu sản phẩm của quốc gia nào chiếm lĩnh thị trường quốc tế càng lớn thì quốc gia đó càng hùng mạnh. Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thì việc xây dựng thương hiệu càng có ý nghĩa và vai trò quan trọng.
Với sự hỗ trợ của Chương trình Thương hiệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai từ năm 2003, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã từng bước xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu của mình một cách chuyên nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.
Những thành tựu về nhân quyền của Việt Nam trong năm 2020 73.000 công dân từ 59 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trở về nước an toàn; Việt Nam là quốc gia đầu tiên về đích trước Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về giảm nghèo; Việt Nam được xếp vào nhóm phát triển con người cao và xếp thứ 117/189 quốc gia và vùng lãnh thổ... là những điểm nối bật về thành tựu nhân quyền Việt Nam năm 2020. |
UNDP: Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam rất ấn tượng và được quốc tế công nhận Việt Nam được cộng đồng ca ngợi về các chính sách và chương trình mục tiêu phát triển dân tộc thiểu số, cũng như cam kết mạnh mẽ về thu hẹp khoảng cách kinh tế-xã hội giữa người dân tộc thiểu số với người dân trong cả nước. |