Việt Nam sản xuất lô vắc xin Sputnik V đầu tiên
Ngoại giao vaccine - Sứ mệnh đưa nguồn vaccine quý giá về với nhân dân Việt Nam Tuần qua, Việt Nam đã nhận được 3 lô vaccine ngừa COVID-19 gồm 2 triệu liều vaccine Moderna của Mỹ trao tặng thông qua cơ chế COVAX, hơn 97 nghìn liều vaccine Pfizer của Mỹ do Bộ Y tế mua và 580 nghìn liều Astra Zeneca (Anh) thông qua Hệ thống tiêm chủng VNVC (Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam). |
Thủ tướng yêu cầu tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản xuất vaccine trong nước sớm nhất Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể, ưu tiên bố trí nguồn lực để thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sớm nhất có thể sử dụng vaccine sản xuất trong nước, kịp thời phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19. Phấn đấu chậm nhất là trong tháng 6 năm 2022 có thể sản xuất được vaccine, nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy định của Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới về việc đánh giá và công nhận. |
Các mẫu của lô vắc-xin thử nghiệm này sẽ được chuyển đến Trung tâm Gamaleya để kiểm soát chất lượng. RDIF và VABIOTECH đang tích cực triển khai chuyển giao công nghệ. Sputnik V được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép từ ngày 23/3/2021.
RDIF cho biết, đến nay Sputnik V đã được đăng ký tại 68 quốc gia, với tổng dân số 3,7 tỷ người. Dữ liệu thu được từ chương trình tiêm chủng của nhiều nước, như Argentina, Serbia, Bahrain, Hungary, Mexico, UAE, Philippines…, cho thấy Sputnik V là một trong những vắc-xin phòng virus corona hiệu quả nhất, RDIF khẳng định.
RDIF cho biết, vắc-xin Sputnik V sử dụng các véc-tơ adenovirus và dùng hai véc-tơ khác nhau cho hai mũi tiêm dùng cho một người, tạo nên khả năng miễn dịch lâu hơn những loại vắc-xin sử dụng cùng một véc-tơ cho cả hai mũi tiêm.
Một liều vắc-xin Sputnik V. (Ảnh: Reuters) |
Ông Kirill Dmitriev, CEO của RDIF chia sẻ: “RDIF và VABIOTECH đang tích cực hợp tác trong quá trình chuyển giao công nghệ để giúp người dân Việt Nam tiếp cận vắc-xin Sputnik dễ dàng hơn. Khi đại dịch vẫn chưa kết thúc và các biến chủng mới xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, RDIF đang tăng cường năng lực sản xuất Sputnik V nhằm tăng tốc tiêm chủng bằng một trong những loại vắc-xin tốt nhất thế giới”,
Hôm 16/3, Nga tặng Việt Nam 1.000 liều vắc-xin Sputnik V. Lô hàng theo chân Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev đến Hà Nội trong chuyến tham vấn an ninh giữa hai nước.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chiều 2/6 cho biết Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vắc-xin Sputnik V trong năm nay. Ngày 12/7, chính phủ cũng chấp thuận đề xuất của Bộ Y tế, giới thiệu Tập đoàn T&T với RDIF để đàm phán mua 40 triệu liều Sputnik V.
Vắc-xin Sputnik V được Nga phê duyệt từ tháng 8 năm ngoái, sử dụng công nghệ vector. Cơ chế của nó là sử dụng virus vô hại đưa protein của nCoV vào tế bào người, giúp kích thích phản ứng của hệ miễn dịch.
Vắc-xin hiệu quả 97,6%, dựa trên dữ liệu tiêm chủng thực tế ở Nga kể từ ngày từ ngày 5/12/2020 đến 31/3/2021. Sputnik V được chứng minh là đủ an toàn và hiệu quả, không để lại tác dụng phụ lâu dài và tình trạng dị ứng. Các liều được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, trong tủ lạnh thông thường, không cần đến hệ thống trữ đông phức tạp. Giá mỗi liều khoảng dưới 10 USD.
Ngoại giao vaccine - Sứ mệnh đưa nguồn vaccine quý giá về với nhân dân Việt Nam Tuần qua, Việt Nam đã nhận được 3 lô vaccine ngừa COVID-19 gồm 2 triệu liều vaccine Moderna của Mỹ trao tặng thông qua cơ chế COVAX, hơn 97 nghìn liều vaccine Pfizer của Mỹ do Bộ Y tế mua và 580 nghìn liều Astra Zeneca (Anh) thông qua Hệ thống tiêm chủng VNVC (Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam). |
Thủ tướng yêu cầu tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản xuất vaccine trong nước sớm nhất Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể, ưu tiên bố trí nguồn lực để thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sớm nhất có thể sử dụng vaccine sản xuất trong nước, kịp thời phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19. Phấn đấu chậm nhất là trong tháng 6 năm 2022 có thể sản xuất được vaccine, nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy định của Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới về việc đánh giá và công nhận. |
Nga 'nổi nóng' khi Pháp kêu gọi không công nhận vaccine Sputnik V Nga cho rằng, lời kêu gọi không công nhận vaccine ngừa Covid-19 cửa nước này là điều không thể chấp nhận được; và đó là sự kết hợp giữa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền đế quốc và chủ nghĩa phát xít mới. |