Việt Nam được quốc tế đánh giá cao với vai trò dẫn dắt ASEAN
Phiên khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Chủ tịch ASEAN chủ trì. |
26 năm sau ngày chính thức gia nhập Asean, Việt Nam được đánh giá là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Asean.
Đại sứ-Trưởng phái đoàn thường trực Philippines tại ASEAN, ông Noel Servigon, đánh giá Việt Nam là “thành viên quý giá” của cộng đồng các nước ASEAN. Nhà ngoại giao Philippines nhấn mạnh rằng Việt Nam đã tích cực đưa ra nhiều sáng kiến quan trọng, đồng thời dẫn dắt các nỗ lực tiếp tục làm phong phú thêm cho chương trình nghị sự và kinh nghiệm của ASEAN.
Đánh giá về cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, cũng như những công việc mà Việt Nam cần làm để tiếp tục xây dựng Cộng đồng ASEAN, Đại sứ Noel cho rằng ASEAN có nhiệm vụ đàm phán nhiều Kế hoạch hành động cho giai đoạn tiếp theo với các nước đối tác đối thoại, cũng như với Liên hợp quốc. Ông nhấn mạnh Philippines đánh giá cao sự lãnh đạo của Việt Nam nhằm đảm bảo các Kế hoạch hành động này được hoàn tất và góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ đối ngoại của ASEAN, cũng như duy trì vai trò trung tâm của ASEAN.
Đại sứ-Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Indonesia tại ASEAN, ông Ade Padmo Sarwono nhận định Việt Nam đã thể hiện năng lực và khả năng lãnh đạo, chèo lái ASEAN trong thời điểm thách thức chưa từng thấy trong thời điểm hiện nay.
Đại sứ Ade cho rằng Chủ tịch ASEAN lần thứ 37 không chỉ thúc đẩy lợi ích của các nước thành viên, mà còn tăng cường và đẩy mạnh các lý tưởng của ASEAN nhằm tạo ra một khu vực thịnh vượng hơn, đồng thời tiếp tục duy trì hòa bình và ổn định.
Nhà ngoại giao Indonesia cho rằng sự đóng góp của Việt Nam sau khi gia nhập ASEAN đã mở đường cho sự phát triển thịnh vượng của khu vực. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ việc thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Singapore Vivian Balakrishnan. |
Bên cạnh đó, Singapore cũng đánh giá cao vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam. Viện trưởng Viện ISEAS-Yusof Ishak, ông Choi Shing Kwok khẳng định 2020 là năm đặc biệt khó khăn và Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN.
Ông đánh giá Việt Nam đã đảm bảo sự quan tâm đồng đều của khối dành cho các cuộc thảo luận về những biện pháp đối phó trước mắt với dịch bệnh cũng như các kế hoạch phục hồi dài hạn sau đại dịch.
Bên cạnh Quỹ ứng phó COVID-19 ASEAN, Hiệp hội cũng đã xây dựng Khuôn khổ phục hồi toàn diện ASEAN để định hướng khu vực hành động khôi phục sau đại dịch.
Theo ông, trên cương vị Chủ tịch, Việt Nam cũng lưu tâm các vấn đề quan trọng khác như biến đổi khí hậu, hợp tác kinh tế, phát triển bền vững, số hóa và Biển Đông.
Khi xảy ra dịch Covid-19, nhờ sự lãnh đạo của Việt Nam, ASEAN đã có thể nhanh chóng thành lập Nhóm Công tác trực thuộc Hội đồng Ðiều phối ASEAN về ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp để điều phối phản ứng tập thể và toàn diện của ASEAN chống đại dịch. Những đóng góp của Việt Nam cho ASEAN trong năm 2020 sẽ đạt đến đỉnh cao tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan dưới các hình thức là những giao phẩm cụ thể nhằm thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN và các sáng kiến khác nhau liên quan Covid-19.
Tạp chí Global Business Outlook (chuyên đưa tin về các ngành công nghiệp chủ chốt có trụ sở tại Anh) dẫn báo cáo của Ngân hàng Phát triển Xin-ga-po cho rằng, đến năm 2029, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng cao hơn Xin-ga-po. Trong 10 năm tới, Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức từ 6% đến 6,5%. Nhà kinh tế cấp cao I.Xi của Ngân hàng Phát triển Xin-ga-po cho rằng, các nhà đầu tư toàn cầu rất quan tâm đến Việt Nam. Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Xin-ga-po, kinh tế Việt Nam trong những năm tới có thể tăng trưởng mạnh nhờ các yếu tố như các chính sách kinh tế tập trung vào sự ổn định lâu dài và sự chú trọng đầu tư.
Trang mạng Modern Diplomacy chuyên phân tích và bình luận các vấn đề quốc tế đã đăng bài viết đánh giá tổng quan sự thể hiện của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020. Theo bài viết, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN khi tổ chức này đang đối mặt nhiều thách thức. Việt Nam đã thực hiện hiệu quả việc đánh giá toàn diện các cơ chế của khối, đồng thời xem xét các tài liệu liên quan kế hoạch chi tiết của Cộng đồng ASEAN. Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 và tầm quan trọng của việc tạo sự đồng thuận trong các vấn đề này, Việt Nam đã triển khai tốt nhu cầu hợp tác với các đối tác đối thoại ASEAN, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các cơ quan liên quan.
Về triển vọng ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này, ông Choi đánh giá các cuộc đàm phán về RCEP đang diễn ra hết sức thuận lợi, khả năng RCEP được ký kết là rất cao. RCEP được ký kết sẽ là sự thúc đẩy tinh thần hết sức cần thiết đối với nhiều quốc gia trong khu vực khi chúng ta đang tiếp tục nỗ lực chống suy thoái kinh tế do dịch bệnh gây ra và cũng cho thấy rằng khu vực quyết tâm xây dựng lại tốt hơn trước những thách thức đối với thương mại đa phương.
Việt Nam, các nước ASEAN được ưu tiên khi Lào mở cửa cho du khách quốc tế Du khách đến từ các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN khác, sẽ được xem xét đầu tiên, sau đó là những người đến từ các quốc gia có nguy cơ thấp khác. |
Việt Nam đóng góp vật tư y tế trị giá 5 triệu USD cho ASEAN Với nội dung chống COVID-19 và phục hồi kinh tế là ưu tiên tại Hội nghị cấp cao ASEAN thứ 38, 39 và các hội nghị liên quan, Việt Nam, Singapore, Hàn Quốc và Mỹ đã cam kết hỗ trợ vật tư và tài chính trị giá nhiều triệu USD cho khu vực. |
Ngày gia đình ASEAN được tổ chức trực tuyến với chủ đề "ASEAN đoàn kết chung tay đẩy lùi Covid-19" Ngày Gia đình ASEAN năm nay rất đặc biệt vì đây là lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề “ASEAN đoàn kết chung tay đẩy lùi Covid-19”. |