Việt Nam đưa ra 4 giải pháp giải quyết các vấn đề hòa bình và an ninh trong khu vực Á-Âu
Thắt chặt hơn nữa khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp để ứng phó với các vấn đề toàn cầu Chiều ngày 11/5/2021, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron. |
Việt Nam đề xuất và được thông qua 10 văn kiện, trong đó có 4 Nghị quyết tại HĐBA Liên hợp quốc Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả tháng Chủ tịch HĐBA LHQ 4/2021 của Việt Nam. |
Hội nghị có sự tham dự của các diễn giả: ông Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học, nhà triết học, nhà sử học và nhà hoạt động người Mỹ; Tiến sĩ Walden Bello, Chủ tịch tổ chức Laban ng Masa (Philippines); Giáo sư Lau Kin Chi, Đại học Lingnam (Hồng Kông); Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc, nghiên cứu viên, Viện nghiên cứu chiến lược và Chính sách đối ngoại Việt Nam (IFPSS); Tiến sĩ Tarja Cronber, Chủ tịch Liên minh Hòa bình Phần Lan; ông Helmut Scholz, thành viên tổ chức MEP - tổ chức vì quyền lợi của phụ nữ (người Đức); Giáo sư Anuradha Chenoy, Nguyên Trưởng khoa, Đại học Nghiên cứu quốc tế, Đại học Jawaharlal Nehru (Ấn Độ).
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc, Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách đối ngoại Việt Nam liệt kê các điểm chính trong bối cảnh an ninh khu vực bao gồm: sự gia tăng cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn, sự suy giảm của chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế, sự phức tạp của các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Tại phiên thảo luận, các diễn giả phân tích những quan điểm khác nhau về hòa bình và an ninh ở châu Á và châu Âu trong hai năm qua. Trong đó tập trung vào cách thức mà an ninh quốc tế liên kết với sự phát triển của các nước lớn cũng như với hạnh phúc của con người, đặc biệt là sức khỏe toàn cầu, bất ổn kinh tế và biến đổi khí hậu. Hội nghị cũng thảo luận về các bước khẩn cấp cần thiết để giải quyết những vấn đề này.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc, Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách đối ngoại Việt Nam phát biểu tại phiên thảo luận. |
Các diễn giả cũng thể hiện lo lắng về vấn đề hạt nhân và cho rằng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang tồn tại sự cạnh tranh quyền lực mạnh mẽ giữa các nước lớn, trong đó nổi bật là cạnh tranh Mỹ-Trung về kinh tế, quân sự… Tiến sĩ Walden Bellom, Chủ tịch tổ chức Laban ng Masa (Philippines) đặt ra câu hỏi liệu Châu Á-Thái Bình Dương có phải là nơi sẽ xảy ra một cuộc đối đầu lớn được gọi là “Chiến tranh lạnh mới'" hay không.
Giáo sư Anuradha Chenoy, Nguyên Trưởng khoa - SIS (JNU) (Ấn Độ) cho rằng những suy thoái trong hòa bình và an ninh khu vực là hậu quả của vấn đề quân sự hóa và địa chính trị. Điều này thể hiện qua các cuộc chiến tranh ủy nhiệm; sự gia tăng chi phí quân sự thậm chí ngay cả trong thời gian dịch bệnh COVID-19; không có thỏa thuận rõ ràng giữa các quốc gia hạt nhân về việc cắt giảm và cấm vũ khí hạt nhân; lượng khí thải carbon khổng lồ, sự tàn phá từ các cuộc chiến tranh, các cuộc tập trận quân sự trên biển, đất liền và trên không…
Để giải quyết các vấn đề hòa bình và an ninh trong khu vực, Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc, Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách đối ngoại Việt Nam đưa ra 04 giải pháp, trong đó nhấn mạnh vai trò của nhân dân. Các giải pháp bao gồm: Tăng cường đối thoại mang tính xây dựng giữa các tổ chức nhân dân và các cơ quan nhà nước trong việc hoạch định chính sách; Nâng cao nhận thức của người dân về các thách thức an ninh và sự kết nối của an ninh châu Á và châu Âu (an ninh không phân chia); Tăng cường hợp tác giữa các tổ chức nhân dân và các cơ chế đa phương ở cả hai khu vực; Kêu gọi mạnh mẽ hơn việc thực thi luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa phương dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc.
Tiến sĩ Walden Bellom cũng trình bày kế hoạch bốn bước dưới sự bảo trợ của ASEAN nhằm giảm leo thang xung đột trong khu vực, trong đó các bước chính là: Thỏa thuận giữa tất cả các bên để thông qua quy tắc ứng xử của lực lượng dân sự và quân sự của họ trong khu vực; Thỏa thuận phi quân sự hóa và phi hạt nhân hóa khu vực, một yếu tố quan trọng là đóng cửa các căn cứ của Mỹ ở Philippines và rút lực lượng và thiết bị quân sự của Trung Quốc khỏi các vùng trên biển mà họ đã chiếm giữ từ Philippines và các nước ASEAN khác; Thỏa thuận để cùng phát triển không gian chung trên Biển Đông dựa trên sự tôn trọng đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia.
Ông Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học, triết học, nhận thức học, nhà khoa học, sử học, nhà phê bình xã hội và nhà hoạt động chính trị người Mỹ tham dự hội nghị. |
Ông Noam Chomsky nhấn mạnh rằng: “Các cuộc khủng hoảng lớn có thể giải quyết một cách hòa bình bằng ngoại giao, đàm phán thiện chí và bằng cách thừa nhận nguyên tắc cơ bản của trật tự thế giới. Thế giới đang đối mặt với những thách thức chưa từng có trong lịch sử loài người: môi trường bị hủy hoại, nguy cơ chiến tranh hạt nhân, những đại dịch gây chết người,... Những thách thức này mang tính quốc tế, vì vậy chúng ta phải đối mặt cùng nhau, trên tinh thần hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau”.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu cũng quan tâm đến vai trò của Liên hợp quốc và các cơ quan trong khu vực trong quá trình hòa bình quốc tế.
AEPF 13 diễn ra từ ngày 17-24/5 với sự tham dự của hơn 500 đại biểu đại diện các tổ chức nhân dân, phi chính phủ, học giả và nghị sĩ đến từ 26 quốc gia thuộc châu Á và châu Âu. AEPF 13 bao gồm chuỗi hoạt động như hội thảo, trao đổi về chính sách và các phiên thảo luận toàn thể được tổ chức theo hình thức trực tuyến với những chủ đề khác nhau bao gồm: Chủ quyền lương thực và công bằng tài nguyên; Công bằng thương mại và trách nhiệm của doanh nghiệp; Công bằng xã hội và bảo trợ xã hội; Hòa bình và An ninh; Dân chủ; Quyền con người và Quyền của người di cư... Tuyên bố chung của AEPF 13 sẽ được trình lên Hội nghị Á Âu lần thứ 13 (ASEM 13), nơi các nguyên thủ quốc gia từ châu Á và châu Âu sẽ thảo luận về các ưu tiên và định hình chiến lược phát triển trong tương lai. |
Việt Nam đứng thứ 9 trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương về bình đẳng giới Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) mới đây đã công bố báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu, thống kê về sự tương quan quyền lợi giữa nam giới và nữ giới ở 153 quốc gia trên thế giới. Việt Nam xếp vị trí thứ 87 toàn cầu và thứ 9 trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. |
Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề và giải quyết xung đột của phụ nữ khuyết tật Khóa tập huấn “Kỹ năng giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột và ra quyết định” được tổ chức nhằm hỗ trợ mạng lưới phụ nữ khuyết tật duy trì và phát triển các hoạt động để lồng ghép phụ nữ khuyết tật tham gia vào các hoạt động của Hội LHPN Việt Nam. |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Lòng tin và đối thoại chính là giải pháp căn cơ cho một nền hòa bình bền vững Chủ trì Phiên thảo luận mở Cấp cao của HĐBA về chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa LHQ với các tổ chức khu vực nhằm thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa và giải quyết xung đột”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh lòng tin và đối thoại chính là giải pháp căn cơ cho một nền hòa bình bền vững. |