Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 3.858km đường cao tốc
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ GPMB Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 là dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, gồm 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654km, đi qua địa phận 13 tỉnh gồm: Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long. |
5 năm tới, Miền Nam sẽ có bao nhiêu tuyến đường cao tốc? Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT khẩn trương nghiên cứu, xem xét xây dựng kế hoạch đầu tư tổng thể các dự án giao thông trung hạn và dài hạn của vùng ĐBSCL, trong đó, lưu ý khi mở thêm tuyến giao thông mới. Dự kiến 5 năm tới, Miền Nam sẽ có 7 tuyến cao tốc được hình thành. |
Việt Nam đặt mục tiêu có 3.858 km đường cao tốc đến năm 2025 (Ảnh Ngọc Diệp) |
Phát biểu tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2021 của Bộ Giao thông Vận tải vào sáng 24/12, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận những kết quả ngành giao thông đạt được trong thời gian qua, trong đó có việc xây dựng nhiều tuyến cao tốc. Giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đã hoàn thành khoảng 1.074 km đường bộ cao tốc, đưa tổng chiều dài cao tốc đang khai thác lên 1.163 km.
“Cả ngành giao thông đều rất trách nhiệm, tích cực, từ đồng chí Bộ trưởng đến các đồng chí Thứ trưởng, cán bộ CNVC-NLĐ trong ngành. Chỗ nào khó khăn nhất đều có mặt của ngành Giao thông, cả ngoài biển, cả trên đất liền, cả đồng bằng, cả miền núi, mở đường, thông tuyến”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Đánh giá kết quả năm 2020, Phó Thủ tướng khẳng định Bộ GTVT đã tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, đề án, qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GTVT. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã đáp ứng yêu cầu định hướng cho công tác đầu tư theo thứ tự ưu tiên và là những cơ sở pháp lý quan trọng trong quá trình hình thành chủ trương, xây dựng các chính sách, kế hoạch 5 năm và hàng năm để tổ chức thực hiện.
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều công trình giao thông lớn, hiện đại đã và đang từng bước được đầu tư xây dựng, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước, tạo lập được sự kết nối giữa các vùng miền trong cả nước và với quốc tế. Bộ GTVT đã kịp thời hoàn tất các thủ tục, triển khai thi công 6 dự án thành phần của Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; Tích cực tham mưu Chính phủ, Quốc hội và đã được phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành; Dự án nâng cấp, sửa chữa đường cất, hạ cánh, đường lăn cảng HKQT Tân Sơn Nhất và Nội Bài được triển khai, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông...
Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông được triển khai tích cực; kiểm soát tốt tải trọng xe, giảm ùn tắc giao thông; phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có nhiều kết quả tích cực, góp phần giảm thiểu thiệt hại cho nhà nước và người dân. Tai nạn giao thông giảm liên tiếp trong 5 năm liền trên cả 3 tiêu chí. Giai đoạn 2016-2020, số vụ giảm 42,7%, số người chết giảm 19% và số người bị thương giảm 53,91% so với giai đoạn 2011 - 2016, đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.
Bộ GTVT cũng đã phối hợp tốt với các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án trọng điểm về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý hoạt động vận tải gắn với việc phòng, chống dịch covid 19, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông... đã được triển khai thực hiện hiệu quả.
Công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử tiếp tục được triển khai quyết liệt, hiệu quả. Giai đoạn 2016-2020, Bộ GTVT liên tục đứng đầu về chỉ số dịch vụ công trực tuyến trong số 20 bộ/ngành. Hiện nay, Bộ GTVT cũng là một trong những bộ, ngành đi đầu trong công tác chuyển đổi sổ, ứng dụng Chính phủ điện tử.
“Những kết quả trên là do sự nỗ lực, cố gắng, trách nhiệm của toàn ngành GTVT trong đó có sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ GTVT. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tôi ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động ngành GTVT nói chung, Bộ GTVT nói riêng trong việc đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, góp phần quan trọng cùng cả nước thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và cả giai đoạn 2016 - 2020”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng |
Mục tiêu 5 năm tiếp theo
Trong năm 2021, Bộ GTVT cho biết sẽ tập trung thúc đẩy tiến độ xây dựng các dự án giao thông quan trọng: Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, cao tốc Bến Lức – Long Thành, Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên, Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, các dự án đường bộ, đường sắt quan trọng, cấp bách; các dự án ODA chuyển tiếp; đẩy nhanh thủ tục triển khai các dự án ODA mới bổ sung, các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách nhà nước, các dự án sử dụng vốn dự phòng trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Hoàn thành và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị đang triển khai tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; triển khai các dự án: CHKQT Long Thành giai đoạn 1, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ giai đoạn 1, Nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn 2, Luồng cho tàu tải trọng lớn vào sông Hậu giai đoạn 2; tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng…
Còn trong giai đoạn 5 năm (2021-2025), Bộ GTVT đặt ra mục tiêu tập trung phát triển các công trình hạ tầng lớn, hiện đại, có sức lan tỏa; ưu tiên cải tạo, mở rộng các cảng hàng không lớn và các cảng hàng không có nhu cầu vận tải lớn; cải tạo các quốc lộ trọng yếu, liên vùng, xóa các điểm đen về TNGT; hoàn thành các dự án đường sắt dở dang, cải tạo các nút thắt để nâng cao năng lực thông qua của đường sắt hiện có, nghiên cứu xây dựng đường sắt kết nối vào các cảng biển đầu mối; cải tạo, nâng cấp các hành lang vận tải thủy quan trọng, nâng tĩnh không một số cầu đảm bảo đồng bộ về kỹ thuật phục vụ phát triển vận tải container, hàng hoá chuyên dụng, khối lượng lớn trên đường thuỷ nội địa phía Bắc, phía Nam và kết nối cảng biển; đầu tư đảm bảo đồng bộ các cảng biển cửa ngõ quốc tế và một số cảng biển có nhu cầu vận tải lớn; phát triển hệ thống cảng cạn.
Riêng đường bộ, Bộ GTVT cho biết, cơ quan này sẽ tập trung đầu tư hoàn thành toàn tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, triển khai đầu tư một số tuyến đường bộ cao tốc kết nối trung tâm kinh tế, đặc biệt là các tuyến vành đai hoặc kết nối với trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội và TPHCM. Dự kiến mục tiêu đến hết năm 2025 có khoảng 3.858 km đường cao tốc.
Với đường sắt, tập trung cải tạo các điểm nghẽn và nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, ưu tiên Hà Nội – TPHCM; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Lào Cai. Xóa bỏ các lối đi tự mở trên mạng đường sắt quốc gia. Hoàn thành và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị đang triển khai tại Hà Nội và TPHCM. Nghiên cứu và xúc tiến đầu tư đối với các tuyến đường sắt đô thị tại các thành phố lớn theo quy hoạch.
Cải tạo, nâng cấp các hành lang vận tải thủy quan trọng, đặc biệt nâng cấp tĩnh không thông thuyền các cầu, cùng với hệ thống kết nối và hạ tầng kỹ thuật khác đảm bảo đồng bộ phục vụ phát triển vận tải container, hàng hoá chuyên dụng, khối lượng lớn, bao gồm: kênh nối Đáy - Ninh Cơ, cầu Đuống (trên hành lang số 1, phía Bắc), nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn 2, các hành lang đường thuỷ và logistic khu vực phía Nam; kêu gọi đầu tư một số cảng thủy nội địa đầu mối ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng Bắc bộ. Đảm bảo khả năng kết nối và thị phần đảm nhận cao của vận tải thuỷ từ vùng đồng bằng Bắc Bộ đến bến cảng quốc tế Lạch Huyện; vùng đồng bằng sông Cửu Long đến cảng quốc tế Thị Vải-Cái Mép, vận tải ven biển.
Đầu tư các cảng biển, luồng tuyến để đảm bảo đồng bộ về quy mô và nhu cầu khai thác, như: xây dựng các bến cảng - Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng - Lạch Huyện; luồng vào cảng Cái Mép, luồng vào khu nước Cẩm Phả; xây dựng bến Liên Chiểu (cảng Đà Nẵng); đầu tư luồng hàng hải vào các bến cảng Khu vực Nghi Sơn, Thanh Hóa; cải tạo, nâng cấp một số luồng, cảng có nhu cầu vận tải lớn.
Còn hàng không sẽ tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng và đầu tư giai đoạn 1 cảng hàng không quốc tế Long Thành. Nâng cấp, xây dựng các cảng hàng không khác theo quy hoạch và nhu cầu vận tải như: Chu Lai, Cam Ranh, Phú Quốc, Phan Thiết, Cát Bi, Vinh, Phú Bài, Điện Biên…
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ GPMB Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 là dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, gồm 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654km, đi qua địa phận 13 tỉnh gồm: Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long. |
5 năm tới, Miền Nam sẽ có bao nhiêu tuyến đường cao tốc? Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT khẩn trương nghiên cứu, xem xét xây dựng kế hoạch đầu tư tổng thể các dự án giao thông trung hạn và dài hạn của vùng ĐBSCL, trong đó, lưu ý khi mở thêm tuyến giao thông mới. Dự kiến 5 năm tới, Miền Nam sẽ có 7 tuyến cao tốc được hình thành. |
Đặt mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam có 15 doanh nghiệp vốn hoá trên 1 tỷ USD Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam có 15 doanh nghiệp khu vực tư nhân có vốn hóa trên 1 tỷ USD và đến năm 2030 nâng con số lên 20. |