Cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Phú Yên: "Vướng" giải phóng mặt bằng và nguồn cung nguyên liệu
Cả nước chung tay phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông Kết luận cuộc họp kiểm điểm tiến độ dự án cao tốc Bắc – Nam sau chuyến khảo sát "xuyên Tết, xuyên Việt", Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ nhiều trăn trở, những vấn đề cần suy nghĩ, chỉ ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu được tổng kết từ thực tiễn và các công việc cần triển khai thời gian tới để cả nước chung tay phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông. |
Cao tốc Bắc- Nam: Con đường mùa xuân Trong thời kỳ mới, xây dựng con đường cao tốc Bắc – Nam có ý nghĩa rất lớn. Đây là sự thống nhất, kết nối, chia sẻ, hội tụ, lan tỏa kinh tế - xã hội cấp quốc gia, là động lực vật chất thúc đẩy các địa phương cất cánh. Nhiệm vụ quan trọng, mang tính đột phá chiến lược này, được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung triển khai để sớm hoàn thành. |
Qua 2 tháng triển khai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh, Chí Thạnh - Vân Phong qua địa bàn tỉnh Phú Yên, khó khăn lớn nhất lộ diện, là việc giải phóng mặt bằng và cung cấp vật liệu xây dựng phục vụ cho dự án. Đây cũng chính là bài toán của nhiều địa phương có công trình cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 đi qua.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng khẳng định: “Bộ GTVT đang đôn đốc các nhà thầu phải đảm bảo bố trí máy móc thiết bị, tăng cường các ca kíp, mũi thi công. Nhưng nếu không giải quyết được 2 vấn đề này, sẽ không thể có sản lượng, không thể giải ngân”.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Phú Yên tổng chiều dài 90,2 km. Đến nay các địa phương bàn giao mặt bằng được 629/727 ha, tương đương 73,5/90,2 km đạt 81,5%. Tuy nhiên phạm vi mặt bằng bàn giao không liên tục nên các nhà thầu mới tổ chức thi công được 35,24/90,2 km đạt 39,1%.
Tại dự án thành phần Chí Thạnh - Vân Phong (do Ban Quản lý dự án 7 làm chủ đầu tư), các địa phương bàn giao 39,7/48,05 km đạt 82,6%. Nhưng thực tế nhà thầu mới tiếp cận để thi công được khoảng 17,44/48,05 km, đạt khoảng 36,3%. Bên cạnh đó, công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật phức tạp (hệ thống điện cao thế), khả năng khó đáp ứng tiến độ hoàn thành vào 30/6.
Liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, các địa phương cần xây dựng các khu tái định cư và hoàn thành trước tháng 6. Về công tác tái định cư, trên toàn tuyến có 5.184 hộ bị ảnh hưởng. Trong đó, có 377 hộ phải bố trí tái định cư và 12 khu với tổng diện tích 18,65ha.
Hiện tại, các địa phương đang triển khai thi công 2/12 khu tái định cư (huyện Phú Hòa), 10/12 khu đang triển khai các thủ tục liên quan dự kiến triển khai thi công trong tháng 3. Khối lượng giải phóng mặt bằng còn lại khoảng 17 km tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Sông Cầu (6 km) và huyện Tuy An (6,1 km).
Thiếu nguồn cung vật liệu
Với mỏ vật liệu, tổng nhu cầu của 2 dự án gồm khối lượng đá khoảng 2,47 triệu m3, khối lượng cát khoảng 2,1 triệu m3, tổng khối lượng đát đắp khoảng 7,0 triệu m3.
Để phục vụ xây dựng dự án cao tốc Bắc - Nam, tỉnh Phú Yên cung cấp thông tin 41 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, gồm 28 mỏ trong quy hoạch (12 mỏ cát - 405,77 ha, 10 mỏ đất - 234 ha, 06 mỏ đá - 30,84 ha). Ngoài ra, có 13 mỏ được cấp phép khai thác đang còn hiệu lực (6 mỏ cát - 19 ha, 2 mỏ đất - 4,57 ha; 5 mỏ đá - 29,34 ha). Tuy nhiên các chủ đầu tư và đơn vị thi công đều phản ánh về tình trạng thiếu nguồn cung vật liệu.
Vật liệu thi công là vấn đề nan giải của dự án cao tốc Bắc - Nam |
Theo Ban Quản lý dự án 7, hiện nay công suất 4 mỏ cát đang khai thác chỉ là 40.000 m3/năm, trong khi đó khối lượng cần để sử dụng cho dự án rất lớn (nhu cầu 1,36 triệu m3). Nếu tăng công suất tối đa cũng không đáp ứng theo yêu cầu tiến độ dự án. Trong đó, hạng mục xử lý nền đất yếu (đường găng của dự án) được triển khai trong năm 2023 cần khối lượng cát lớn, khoảng 800.000 m3.
Với các gói thầu thuộc dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thành, các mỏ vật liệu được quy hoạch đều là đất lâm nghiệp hoặc đất lúa. Vì vậy, khi thu hồi để khai thác cần phải thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và được HĐND tỉnh Phú Yên chấp thuận. Thủ tục này mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến tiến độ khai thác đất phục vụ dự án.
Trong khi chờ cấp phép được giao mỏ, bất cập xảy ra là giá vật liệu theo thông báo giá của tỉnh Phú Yên rất cao so với mặt bằng chung của các địa phương lân cận. Giá nhà thầu phải mua thực tế cao “chót vót” so với giá niêm yết của các mỏ.
Ví dụ, đại diện Tập đoàn Đèo Cả cho biết, tại gói thầu đoạn Chí Thạnh - Vân Phong, nhà thầu khảo sát các mỏ cát dự toán 190.000 đồng/m3. Dù vậy, giá bán thực tế lên tới gần 300.000 đồng/m3.
Để đáp ứng được nguồn vật liệu thi công dự án và đảm bảo không tăng chi phí xây dựng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng lưu ý cao tốc Bắc - Nam là dự án trọng điểm quốc gia và chỉ định thầu vậy nên giá không thể đội lên.
Giá các vật liệu xây dựng tại Phú Yên tăng cao có nhiều nguyên nhân, nhưng địa phương phải hỗ trợ chủ đầu tư kiểm soát được việc này. Chính quyền cần làm “trọng tài” để doanh nghiệp có mỏ vật liệu xây dựng và đơn vị thi công cùng thống nhất giá bán đúng theo niêm yết. Nếu có tình trạng bán giá cao không đúng theo quy định, phải cương quyết xử lý. Bộ trưởng cũng đề nghị địa phương thu hồi giấy phép các chủ mỏ trục lợi, ép giá vật liệu thi công cao tốc Bắc - Nam.
Cao tốc Bắc – Nam phía Đông: Đột phá quan trọng, ưu tiên hàng đầu Các chuyên gia ủng hộ mạnh mẽ việc đầu tư 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Hệ thống giao thông đường bộ, với xương sống là đường cao tốc Bắc Nam, là một mũi đột phá quan trọng, cần phải được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phân bổ nguồn lực quốc gia và là sự đầu tư mang tầm chiến lược. Đất nước phát triển, không thể thiếu đường cao tốc. |
Thủ tướng tiếp tục kiểm tra, đôn đốc thi công tuyến cao tốc Bắc – Nam Sáng 5/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp tục kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi công các dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm - Vĩnh Hảo - Phan Thiết - Dầu Giây. |