Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
Tập huấn công tác thông tin về quyền con người cho 26 tỉnh thuộc khu vực miền Nam và Tây Nguyên Với 5 chuyên đề, hội nghị đã thông tin đến đại biểu các kiến thức cơ bản về quyền con người; chính sách nhất quán ... |
Việt Nam cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch COVID-19 Vừa qua, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Khóa họp thường kỳ lần thứ 45 Hội đồng Nhân quyền Liên ... |
Theo đánh giá của LHQ, Việt Nam đã đạt được những bước tiến trong thúc đẩy về bảo vệ quyền con người thông qua việc phê chuẩn các điều ước quốc tế quan trọng về quyền con người bao gồm việc phê chuẩn “Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người” (CAT) và “Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD). Việt Nam cũng đã nỗ lực hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong nước thông qua việc sửa đổi Bộ Luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 với một số điều khoản phù hợp hơn với các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt nam là thành viên. “Những tiến triển này của Việt Nam đã được các quốc gia khác ghi nhân và hoan nghênh trong Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 3”, bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh.
Chăm sóc sức khỏe cho người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. |
Từ đầu năm 2019, Việt Nam đã hoàn thành UPR chu kỳ 3 và xây dựng một Kế hoạch quốc gia tổng thể để triển khai các khuyến nghị mà Việt Nam chấp thuận, Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho biết, việc khuyến khích các cá nhân hiểu và bảo vệ quyền của mình cũng như của người khác có tầm quan trọng căn bản. Bên cạnh đó, Chính phủ, các chủ thể trong xã hội như cộng đồng, các đoàn thể xã hội, các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy và cung cấp giáo dục quyền con người.
UPR là cơ chế liên chính phủ của Hội đồng Nhân quyền, có nhiệm vụ rà soát tổng thể các vấn đề nhân quyền tại tất cả các nước thành viên LHQ, hoạt động trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan, minh bạch, với mục tiêu cải thiện và thúc đẩy việc thực hiện các nghĩa vụ, cam kết về nhân quyền. Việt Nam thực hiện UPR lần đầu vào tháng 5/2009. |
Đại diện Bộ Công an, Đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Công an khẳn định Bộ Công an coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị, đặc biệt trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của Bộ Công an trong công tác quản lý nhà nước, bảo đảm quyền con người. Thực hiện Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an được phân công chủ trì thực hiện 27 khuyến nghị thuộc nhiều lĩnh vực nhóm quyền khác nhau nhằm đẩy mạnh thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực quyền con người trong công tác công an; đồng thời chủ động và thống nhất triển khai các khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận theo Cơ chế UPR; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân về quyền con người và vai trò của công tác nhân quyền đối với lĩnh vực chính trị xã hội và đối ngoại của đất nước.
Nhiều chính sách hỗ trợ các dân tộc miền núi. |
Ông Trần Chí Thành, Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao cho biết, xuyên suốt cả 3 chu kỳ UPR trong hơn 10 năm qua, Việt Nam luôn nghiêm túc tham gia vào các chu kỳ UPR và thực hiện đầy đủ các khuyến nghị mà Việt Nam chấp thuận. Tham gia cơ chế UPR, Việt Nam không chỉ thể hiện vai trò, trách nhiệm của một nước thành viên LHQ, mà còn tận dụng cơ chế này thông tin cho cộng đồng quốc tế về chính sách, pháp luật, thành tựu của Việt Nam về quyền con người; khẳng định cam kết của Việt Nam và học hỏi kinh nghiệm của bạn bè quốc tế để thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, nâng cao mọi mặt cho đời sống nhân dân, đặc biệt các nhóm dễ bị tổn thương.
Quá trình tham gia UPR, Việt Nam có những cách làm, sáng kiến hiệu quả; mà tiêu biểu là việc xây dựng các Kế hoạch Tổng thể là một công cụ hữu ích không chỉ để đảm bảo thúc đẩy thực hiện những biện pháp về bảo và thúc đẩy quyền con người mà Việt Nam đã cam kết; mà còn rất hiệu quả cho công tác theo dõi, ra soát, thống kê phục vụ xây dựng Báo cáo quốc gia cho chu kỳ tiếp theo. Mô hình này đã được Việt Nam bắt đầu triển khai từ chu kỳ II và được củng cố tại chu kỳ III; với việc Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 1974/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 phê duyệt Kế hoạch Tổng thể thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III mà Việt Nam chấp thuận.
Bộ Công an tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức về quyền con người |
Kí kết hợp tác giữa Văn phòng Thường trực về Nhân quyền với Viện Quyền con người |