Việt Nam đã có 24 ngày không thêm ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng
Dịch COVID-19 tại Việt Nam: 23 ngày không có ca mắc mới trong cộng đồng Theo cập nhật từ Bộ Y tế, đến 6h sáng 9/5, Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới. Lần cuối cùng chúng ta phát ... |
HUFO trao ATM gạo cùng 16 tấn gạo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid- 19 Sáng 8/5, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP. HCM phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bình Tân ... |
Tính đến 6 giờ ngày 10/5, Việt Nam đã có 24 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 11.130 trường hợp, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 180, cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.146, cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 4.804 trường hợp.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong các ca đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 4 ca; số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2 là 13 ca.
Theo Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện Việt Nam đã có 241 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh/xuất viện; còn 47 bệnh nhân đang điều trị tại 6 cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.
Trong số 2 bệnh nhân nặng, bệnh nhân số 19 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh đã có nhiều chuyển biến, bệnh nhân thở oxy không xâm nhập, phục hồi tốt, giao tiếp tốt; không sốt, phổi thông khí rõ, kiểm soát huyết áp tốt. Bệnh nhân hiện đã tự túc ăn cơm, uống nước. Bệnh nhân cũng đang được bù nước điện giải, điều trị hỗ trợ.
Đến thời điểm này, đây là bệnh nhân COVID-19 có số ngày điều trị nhiều nhất ở nước ta. Bệnh nhân nhập viện từ ngày 7/3, tính đến nay bệnh nhân này đã trải qua hơn 2 tháng điều trị, trong đó có những giai đoạn bệnh nhân rơi vào trạng thái nguy kịch, ngừng tim đến 3 lần liên tiếp.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, GS Nguyễn Văn Kính - chủ tịch hội đồng chuyên môn điều trị bệnh COVID-19 - cho hay hai phổi của bệnh nhân số 91 phi công người Anh đã đông đặc, ban đầu bệnh nhân bị đông đặc một lá phổi, rồi một lá rưỡi và giờ hai lá đều có tình trạng này.
Do phổi đặc lại, việc sử dụng máy thở không còn hiệu quả, bệnh nhân được sử dụng thiết bị thay thế tim và phổi, nhưng tình trạng đông đặc dần sẽ khiến phổi mủn ra, là "ổ" để vi khuẩn sinh sôi. Vì thế, hội đồng chuyên môn đã đề xuất với tiểu ban điều trị việc ghép phổi cho bệnh nhân.
"Tại Việt Nam đã có trường hợp bệnh nhân có bệnh lý ở phổi tương tự bệnh nhân người Anh được ghép phổi trước đây, nhưng báo cáo về ghép phổi ở bệnh nhân COVID-19 còn quá ít ỏi. Nếu sử dụng thiết bị tim phổi nhân tạo không đáp ứng thì ghép phổi gần như là kỹ thuật cuối cùng" - Theo BS Phạm Văn Phúc - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương nhận định.
Tại Việt Nam đã có 3 bệnh viện là Bệnh viện 103 ghép phổi từ người cho còn sống, Bệnh viện 108 và Bệnh viện Việt Đức ghép phổi từ người hiến đã chết não. Trong số này, Bệnh viện Việt Đức có kinh nghiệm nhất do ghép nhiều ca nhất, đã có 4 ca ghép phổi được thực hiện tại Bệnh viện Việt Đức và 3/4 ca là thành công cho đến nay.
Lý giải nguyên nhân vì sao trong 14 ngày qua Việt Nam không thêm ca nhiễm Covid-19 mới Trong cuộc họp cấp Bộ trưởng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) toàn cầu hàng tuần lần này, Việt Nam đại diện cho Văn ... |
Bà con người Việt Nam ở nước ngoài đã có những đóng góp quý báu, thiết thực về công tác chống dịch COVID-19 Đó là những nhận định được trích từ lá thư của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt ... |