Việt Nam chia sẻ thành tựu bảo vệ quyền con người tại Hội đồng Nhân quyền LHQ
Khang Anh 01/03/2022 19:05 | Theo dòng sự kiện


Phiên họp Cấp cao có sự tham dự của nhiều Lãnh đạo cấp cao với hơn 140 Nguyên thủ, Thủ tướng, Bộ trưởng các nước, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thư ký Liên hợp quốc, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, Lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các tổ chức khu vực và các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Geneva.
Phát biểu trong ngày khai mạc qua thông điệp video, Tổng thư ký LHQ António Guterres cho rằng bình đẳng về tiếp cận đối với vaccine COVID-19 là vấn đề quyền con người cấp bách, phải được bảo đảm, yêu cầu các Chính phủ các nước, các công ty dược phẩm và các đối tác cần có trách nhiệm hỗ trợ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm sớm đạt được mục tiêu tiêm vaccine cho 70% người dân trên toàn thế giới.
![]() |
Toàn cảnh một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Ảnh - Reuters |
Tổng thư ký LHQ cũng kêu gọi các nước khi ban hành các chính sách xã hội cần dựa trên mục tiêu đảm bảo quyền và cơ hội cho tất cả mọi người; tập trung vào xóa đói, giảm nghèo, đầu tư cho giáo dục, bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em; ứng phó với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học.
Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet kêu gọi cộng đồng quốc tế tập trung quan tâm đến các khía cạnh quyền con người trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cũng như các vấn đề toàn cầu khác như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, gia tăng đói nghèo và xung đột vũ trang.
Phiên họp Cấp cao sẽ kéo dài đến ngày 2/3/2022, với sự tham gia phát biểu của các Nguyên thủ, Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao các nước và Lãnh đạo các tổ chức quốc tế. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Trưởng đoàn Việt Nam tham dự và sẽ có phát biểu trực tuyến tại Phiên họp cấp cao, giới thiệu cách tiếp cận, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, khẳng định thông điệp của Việt Nam khi ứng cử làm thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025.
Sau Phiên họp Cấp cao, Khóa họp thường kỳ lần thứ 49 sẽ tiếp tục diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ đến ngày 1/4/2022 theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Dự kiến Khóa họp 49 có 8 phiên thảo luận chuyên đề, xem xét 96 báo cáo chuyên đề, các cuộc đối thoại với khoảng 40 Thủ tục đặc biệt và các cơ chế nhân quyền của LHQ, thông qua quyết định bổ nhiệm 11 nhân sự cho các Thủ tục đặc biệt, thông qua khoảng 24 nghị quyết và các báo cáo quốc gia của 13 nước về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát, thảo luận về tình hình nhân quyền tại một số nước. |


Đáng chú ý
Áo NOAA của Sơn Tùng M-TP được bán ra tốc độ chóng mặt khi MV mới ra mắt

Bài viết mới
Gần 100 đại biểu tham dự lớp bồi dưỡng bảo đảm bình đẳng giới cho lao động nữ

Người được xét đặc xá phải đáp ứng 7 điều kiện

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.