Việt Nam bảo đảm tiếp cận công lý bình đẳng cho tất cả mọi người dân
Bảo đảm quyền con người, quyền công dân cho người chuyển đổi giới tính Nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đề xuất mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án luật, nhằm khẳng định, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân của người chuyển đổi giới tính. |
Thống nhất nhận thức về cấp căn cước cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài Đây là ý kiến của Bộ Công an về dự thảo Luật Căn cước (sửa đổi) liên quan đến công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài. |
Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa, Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (Ảnh: Thanh Tuấn/TTXVN). |
Ngày 15/6, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề “Quyền tiếp cận công lý bình đẳng cho tất cả mọi người: Thúc đẩy cải cách vì xã hội hòa bình, công bằng và bao trùm” dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc.
Phát biểu tại cuộc họp, Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa, Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, nhấn mạnh việc tiếp cận công lý bình đẳng đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm công lý, công bằng, hiệu quả và toàn diện, góp phần thực hiện mục tiêu bao trùm của Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Đại diện Việt Nam khẳng định Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ trong việc củng cố khuôn khổ pháp lý, đảm bảo mọi người bình đẳng trước pháp luật và phù hợp với các chuẩn mức quốc tế về quyền con người.
Ở Việt Nam, đã có các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí hoặc với chi phí hợp lý cho các cá nhân nhằm thu hẹp khoảng cách tư pháp và mang lại cơ hội bình đẳng cho người dân.
Nhiều chương trình được triển khai nhằm nâng cao nhận thức, xóa bỏ phân biệt đối xử và hỗ trợ đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và đồng bào dân tộc thiểu số.
Để bảo đảm tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và công bằng trong việc thực thi công lý, hệ thống tư pháp cũng không ngừng được củng cố, cùng với đó, Việt Nam cũng không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ pháp lý, tận dụng công nghệ để hiện đại hóa các quy trình của tòa án, tạo điều kiện thuận lợi cho các thủ tục tố tụng trực tuyến để mọi công dân có thể dễ dàng tiếp cận công lý.
Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc cũng chia sẻ bài học kinh nghiệm trong việc quan tâm giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của bất công như nghèo đói và bất bình đẳng, đảm bảo tăng trưởng kinh tế bao trùm, nâng cao phúc lợi xã hội, bình đẳng cơ hội để mọi người đều có thể tham gia vào quá trình phát triển.
Nhân dịp này, đại diện Việt Nam đề cao việc cần tăng cường hợp tác quốc tế; chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và nguồn lực nhằm thúc đẩy một môi trường toàn cầu để mọi người đều có thể tiếp cận công lý./.
5 khuyến nghị nhằm đảm bảo bình đẳng giới trong chuyển đổi số tại Việt Nam Lồng ghép các quan điểm về giới trong các chính sách số quốc gia; Tăng cường và thúc đẩy giáo dục có chất lượng; Dự báo nhu cầu công việc và kỹ năng trong tương lai; Đẩy mạnh thu thập dữ liệu; Đưa nội dung phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trực tuyến là 5 khuyến nghị về bình đẳng giới trong chuyển đổi số được đưa ra bởi bà Elisa Fernandez, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam. |
Việt Nam và ILO hợp tác tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động Với sự hợp tác này, không chỉ tạo ra việc làm nhiều hơn, việc làm thỏa đáng còn tạo ra việc làm tốt hơn, người lao động được làm việc trong điều kiện lao động tốt hơn, an toàn hơn, được bảo đảm an sinh xã hội, có năng suất và thu nhập cao hơn. |